Các bạn thường nghe đến việc sử dụng dép tĩnh điện cho công nhân tại các nhà máy sản xuất, lắp ráp, linh kiện điện tử, xưởng in ấn, phun sơn… hoặc trong một số vị trí đặc biệt ở phòng thí nghiệm. Vậy dép tĩnh điện là gì ? Và tại sao cần sử dụng dép tĩnh điện khi làm việc trong những môi trường trên ? Những chia sẻ trong bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp tất cả những thắc mắc trên.

Dép tĩnh điện là gì ?

dep-tinh-dien

Xem thêm :

Dép tĩnh điện hay còn có tên gọi khác là dép phòng sạch. Sản phẩm được làm chủ yếu từ nhựa PVC, PU, được đan các sợi carbon có khả năng chống tĩnh điện với mức điện trở trên bề mặt ở mức từ 106Ω đến 109Ω. 

Trên thị trường hiện nay, có 2 dòng dép tĩnh điện cơ bản: Dép chống tĩnh điện ESD và dép chống tĩnh điện PVC.

Dép chống tĩnh điện ESD

Dép chống tĩnh điện ESD được sản xuất từ nhựa PVC có độ bền cao và đặc biệt là cực kỳ gọn nhẹ. Dép có khả năng chống sự tích tụ tĩnh điện rất hiệu quả nhờ có điện trở bề mặt từ 10^6 đến 10^9 Ohm. Đây chính là tiêu chuẩn của những sản phẩm chống tĩnh điện theo chuẩn ESD.

Dép chống tĩnh điện PVC

Dép được làm hoàn toàn từ nhựa PVC, giúp ngăn chặn sự tích tụ tĩnh điện tích trong quá trình làm việc. Bề mặt dưới của dép chống tĩnh điện cũng giúp làm giảm sự ma sát, từ đó giảm sự tích tụ điện năng lên dép. Điện trở của các loại dép PVC đạt chuẩn đều từ 10^6 đến 10^9 ôm.

Tại sao cần sử dụng dép tĩnh điện ?

dep-chong-tinh-dien

Trong sản xuất tĩnh điện gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng, năng suất. 

Gây ra hiện tượng bám dính

Hiện tượng tĩnh điện hút các vật thể vào bề mặt vật mang điện. Điều này làm ảnh hưởng đến quá trình in ấn, phun sơn, lắp ráp các linh kiện điện tử…

Gây ra hiện tượng phóng điện

Hiện tượng phóng điện do tĩnh điện là sự phóng điện xảy ra khi hai vật tích điện có điện thế khác nhau được đưa đến gần hoặc chạm vào nhau. Hiện tượng trên là nguyên nhân gây hư hỏng linh kiện, thiết bị, máy móc, điện tử, đặc biệt nguy hiểm khi chúng còn là tác nhân gây ra những vụ hỏa hoạn trong ngành công nghiệp xăng dầu, gas…

Ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người lao động

Làm việc trong môi trường tĩnh điện cao sẽ gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh, hệ tuần hoàn, thậm chí là hệ sinh dục của con người. Hơn thế nữa, lực tĩnh điện còn có khả năng làm giật điện gây ra nhiều vụ tai nạn lao động.

Chính vì những tác hại trên của tĩnh điện mà trong sản xuất cần sử dụng các biện pháp chống tĩnh điện cũng như tuân thủ nguyên tắc phòng chống tĩnh điện. Trong đó, sử dụng dép chống tĩnh điện là một trong những giải pháp tiết kiệm và mang lại hiệu quả cao.

Với những chia sẻ trong bài viết, các bạn đã có được những kiến thức cần thiết về dép tĩnh điện rồi đúng không. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến bài viết, hãy để lại bình luận bên dưới bài viết, đội ngũ chuyên gia của bảo hộ Namtrung Safety sẽ giúp bạn giải đáp nhanh chóng.