Mục Lục
Trong quá trình lao động sản xuất luôn tồn tại những yếu tố nguy hiểm, nếu không được phòng ngừa, ngăn chặn, chúng có thể tác động vào người lao động, gây chấn thương, bệnh nghề nghiệp, làm giảm sút, mất khả năng lao động, thậm chí tử vong.
Vậy nên, bảo hộ lao động là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu mà bất kỳ công ty, doanh nghiệp nào cũng cần quan tâm. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu đúng về công tác bảo hộ lao động cũng như biết được chính các công tác này bao gồm những nội dung gì ? Vậy còn chần chờ gì nữa mà không tham khảo ngay bài viết dưới đây.
Bảo hộ lao động là gì ?
Bảo hộ lao động có thể hiểu là tổng hợp tất cả các hoạt động trên các mặt tổ chức, hành chính, kinh tế, xã hội, khoa học kỹ thuật… nhằm mục đích:
- Đảm bảo an toàn thân thể cho người lao động, hạn chế đến mức thấp nhất hoặc không để tai nạn lao động xảy ra.
- Đảm bảo người lao động mạnh khỏe, không bị mắc các nghề nghiệp hoặc các bệnh tật khác do điều kiện lao động không tốt gây nên.
- Bồi dưỡng và phục hồi kịp thời sức khỏe cũng như khả năng lao động, đảm bảo an toàn
Bảo hộ lao động gồm những nội dung nào ?
Công tác bảo hộ lao động bao gồm những nội dung chủ yếu sau:
Kỹ thuật an toàn
Kỹ thuật an toàn là hệ thống các biện pháp và phương tiện về tổ chức và kỹ thuật, nhằm phòng ngừa sự tác động của các tác nhân nguy hiểm đến người lao động trong quá trình lao động.
Để đạt được mục đích đó, trong quá trình hoạt động sản xuất phải thực hiện đồng bộ các biện pháp về tổ chức, kỹ thuật, sử dụng các thiết bị an toàn. Các thiết bị an toàn cơ bản bao gồm:
- Quần áo bảo hộ lao động: Để đảm bảo sức khỏe cho người lao động trong quá trình làm việc không bị bụi bẩn, vi khuẩn, hóa chất,… xâm nhập vào cơ thể.
- Nón bảo hộ lao động: Bảo vệ phần đầu cho những ai làm việc trong môi trường xây dựng, thi công trên cao.
- Giày bảo hộ lao động: Bảo vệ chân người lao động khỏi các vật sắc nhọn hay các yếu tố trơn trượt,… trong quá trình làm việc.
- Kính bảo hộ lao động: Bảo vệ đôi mắt của bạn tránh khỏi bụi bẩn và các tác nhân có hại từ môi trường khi làm việc như trong các ngành cưa cắt, hàn xì, khoáng sản, thợ mộc…
- Găng tay bảo hộ: Bảo vệ đôi tay, ngăn ngừa tình trạng đứt tay, ăn mòn, bong tróc da, …
- Khẩu trang bảo hộ: Ngăn ngừa nhiễm khuẩn đường hô hấp, bảo vệ phổi, đường họng không bị tổn thương từ những tác nhân xung quanh môi trường làm việc.
Xem thêm :
Vệ sinh an toàn
Nội dung này là hệ thống các biện pháp về tổ chức và kỹ thuật, nhằm mục đích phòng ngừa sự tác động của các yếu tố có hại trong sản xuất đối với người lao động.
Nội dung của vệ sinh lao động bao gồm:
- Xác định khoảng cách về vệ sinh.
- Xác định các yếu tố có hại cho sức khỏe.
- Biện pháp vệ sinh học, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường.
- Các biện pháp kỹ thuật vệ sinh: Thông gió, thoát nhiệt, chống bụi, chống ồn, chống rung động, kỹ thuật chiếu sáng, kỹ thuật chống bức xạ, kỹ thuật chống phóng xạ, kỹ thuật chống điện từ trường…
Trong quá trình sản xuất, cần thường xuyên theo dõi sự phát sinh các yếu tố có hại, để kịp thời bổ sung các biện pháp phù hợp, đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh cho phép.
Các chính sách, chế độ bảo hộ lao động
Các chính sách, chế độ bảo hộ lao động chủ yếu bao gồm:
- Các biện pháp kinh tế xã hội, tổ chức quản lý và cơ chế quản lý công tác bảo hộ lao động.
- Các chính sách, chế độ bảo hộ lao động cho cán bộ quản lý, tổ chức bộ máy làm công tác bảo hộ lao động
- Các chế độ về tuyên truyền huấn luyện, chế độ thanh tra, kiểm tra, chế độ về khai báo, điều tra, thống kê, báo cáo về tai nạn lao động…
Có thể thấy, nội dung của công tác bảo hộ là rất rộng, thuộc nhiều lĩnh vực công tác khác nhau. Hiểu được nội dung của công tác bảo hộ lao động sẽ giúp cho người quản lý nâng cao được tinh thần trách nhiệm cũng như có các biện pháp tổ chức phù hợp, để công tác bảo hộ lao động đạt được kết quả tốt nhất.