Bảo hộ là gì ? Bảo hộ và bảo vệ khác nhau như thế nào là những thắc mắc rất nhiều độc giả gửi về cho chúng tôi trong thời gian gần đây. Để có được câu trả lời chính xác cho những băn khoăn trên, hãy cùng chúng tôi tham khảo những thông tin hữu ích được chia sẻ trong bài viết dưới đây.

Bảo hộ là gì ? Bảo hộ khác bảo vệ như thế nào ?

Theo Từ điển Tiếng Việt, “bảo hộ” và “bảo vệ” được hiểu như sau: 

  • Bảo hộ: Giúp đỡ, che chở để không bị tổn thất về bất cứ điều gì. Ví dụ như: Bảo hộ lao động, thuế quan bảo hộ, chế độ bảo hộ…
  • Bảo vệ: Chống lại mọi sự huỷ hoại, xâm phạm để giữ cho được nguyên vẹn. Ví dụ như: Bảo vệ chủ quyền, bảo vệ ý kiến, bảo vệ luận văn…

Bảo hộ lao động là gì ?

Bảo hộ lao động là tổng hợp các biện pháp pháp lý, kỹ thuật, tổ chức,… và các biện pháp khác nhằm phòng ngừa, ngăn chặn các yếu tố nguy hiểm, độc hại phát sinh trong quá trình lao động, cải thiện điều kiện lao động, bảo vệ tính mạng, sức khỏe, nhân cách của người lao động và giải quyết hậu quả do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp gây ra đối với người lao động.

Căn cứ vào các yếu tố tồn tại trong môi trường làm việc và khả năng gây ảnh hưởng tới sức khỏe của người lao động; có thể chia môi trường lao động thành 2 loại: môi trường lao động thuận lợi và môi trường lao động không thuận lợi. Để bảo vệ sức khỏe cho người lao động, pháp luật của các quốc gia đều ban hành các quy định về an toàn vệ sinh lao động, được gọi chung là các quy định về bảo hộ lao động.

Xem thêm : Bảo hộ lao động là gì ? Gồm những nội dung nào ?

Các quy định về bảo hộ lao động hiện hành tại nước ta

Tại Việt Nam, có rất nhiều các văn bản được ban hành để đảm bảo an toàn cho người lao động trong quá trình làm việc. Có thể kể đến các quy định cơ bản như:

  • Bộ luật Lao động 1994
  • Thông tư số 19/2011/TT-BYT ngày 06/6/201: Hướng dẫn quản lý vệ sinh lao động, sức khỏe người lao động và bệnh nghề nghiệp
  • Thông tư số 32/2011/TT-BLĐTBXH ngày 14/11/2011: Hướng dẫn thực hiện kiểm định kỹ thuật an toàn lao động các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động
  • Nghị định số 45/2013/NĐ-CP ngày 10/5/2013: Quy định chi tiết một số điều của Bộ luật lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động
  • Thông tư số 08/2013/TT-BLĐTBXH ngày 10/6/2013: Hướng dẫn nghị định số 46/2013/NĐ-CP ngày 10/5/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về tranh chấp lao động
  • Thông tư số 10/2013/TT-BLĐTBXH ngày 10/6/2013: Ban hành danh mục các công việc và nơi làm việc cấm sử dụng lao động là người chưa thành niên
  • Thông tư số 11/2013/TT-BLĐTBXH ngày 11/6/2013: Ban hành danh mục công việc nhẹ được sử dụng người dưới 15 tuổi làm việc
  • Thông tư số 13/2013/TT-BLĐTBXH ngày 21/8/2013: Hướng dẫn điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng theo Nghị định số 73/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 của Chính phủ
  • Thông tư số 25/2013/TT-BLĐTBXH ngày 18/10/2013: Hướng dẫn thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại
  • Thông tư số 26/2013/TT-BLĐTBXH ngày 18/10/2013: Ban hành danh mục công việc không được sử dụng lao động nữ
  • Thông tư số 27/2013/TT-BLĐTBXH ngày 18/10/2013: Quy định về công tác huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động
  • Thông tư số 30/2013/TT-BLĐTBXH ngày 25/10/2013: Hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 44/2013/NĐ-CP ngày 10/5/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật lao động về hợp đồng lao động
  • Thông tư số 33/2013/TT-BLĐTBXH ngày 16/12/2013: Hướng dẫn thực hiện mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan, tổ chức có thuê mướn lao động
  • Thông tư số 04/2014/TT-BLĐTBXH ngày 12/02/2014: Hướng dẫn thực hiện chế độ trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân
  • Thông tư số 05/2014/TT-BLĐTBXH ngày 06/3/2014: Ban hành danh mục máy, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động
  • Thông tư số 04/2015/TT- BLĐTBXH ngày 02/02/2015: Hướng dẫn thực hiện chế độ bồi thường, trợ cấp và chi phí y tế của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
  • Nghị định số 37/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016: Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc
  • Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015
  • Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016: Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động
  • Nghị định số 44/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016: Quy định chi tiết một số điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động
  • Thông tư số 13/2016/TT-BLĐTBXH ngày 16/6/2016: Ban hành danh mục công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động

Những trang thiết bị bảo hộ lao động cơ bản cần trang bị cho người lao động

Theo Mục 3 Chương II Luật An toàn vệ sinh lao động 2015 quy định về phương tiện bảo hộ cá nhân trong lao động như sau: Người lao động làm công việc có yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại được người sử dụng lao động trang cấp đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân và phải sử dụng trong quá trình làm việc. Vậy, các trang thiết bị bảo hộ cơ bản cần trang bị cho người lao động gồm những gì ?

Giày bảo hộ lao động

Đây là vật dụng vô cùng quan trọng đối với các môi trường làm việc có nguy cơ dẫm phải những vật nguy hiểm. Bên cạnh đó, giày bảo hộ lao động chuyên dụng còn được sử dụng cho một số ngành nghề đặc thù như: Giày bảo hộ cách điện dùng cho ngành điện, giày bảo hộ cách nhiệt dùng cho môi trường làm việc có nhiệt độ cao…

Ngày nay, giày bảo hộ không chỉ đảm nhận chức năng bảo vệ an toàn cho đôi chân mà chúng còn được quan tâm đến kiểu dáng, thiết kế, để đảm bảo tính thẩm mỹ cao. Đặc biệt, những mẫu giày bảo hộ cao cấp hơn còn có trọng lượng siêu nhẹ, mang đến những trải nghiệm thú vị cho người dùng khi chúng chẳng khác gì so với những mẫu giày chạy bộ.

Mũ bảo hộ lao động

Mũ bảo hộ lao động có tác dụng bảo vệ phần đầu của người lao động trong trường hợp không may bị những vật lạ rơi vào đầu. Ngoài ra, mũ bảo hộ còn có tác dụng che mưa che nắng, bảo vệ sức khỏe người lao động.

Yêu cầu đối với mũ bảo hộ lao động là độ cứng và độ bền cao, sử dụng chất liệu chống cháy, chịu lực tốt, không gây nặng đầu cho người dùng. Bên cạnh đó, tùy vào nhu cầu thực tế của công việc mà người mua có thể gắn thêm các phụ kiện tương ứng trên mũ như: chụp tai chống ồn bảo vệ tai, mặt nạ phòng độc, kính bảo hộ, vành che nắng,…  

Quần áo bảo hộ lao động

Hầu hết công nhân hiện nay đều được người sử dụng lao động trang cấp quần áo bảo hộ lao động. Với những môi trường làm việc thuận lợi, không có các yếu tố nguy hiểm thì quần áo bảo hộ được may bằng cách chất liệu thông thường, nhằm tạo sự đồng bộ, chuyên nghiệp khi làm việc. Chúng thường được may từ các chất liệu như: Vải pangrim, vải kaki, vải cotton…

Còn với những môi trường làm việc không thuận lợi, tiềm ẩn nhiều yếu tố nguy hiểm đe dọa đến sức khỏe người lao động thì quần áo bảo hộ đóng vai trò là trang phục bảo vệ cơ thể nhiều hơn. 

Kính bảo hộ lao động

Kính bảo hộ có nhiệm vụ bảo vệ đôi mắt người đeo khỏi các tác động của hóa chất, mạt gỗ, mạt sắt và một số vật cứng khác. Theo nghiên cứu của các chuyên gia trong lĩnh vực an toàn lao động thì việc sử dụng kính bảo hộ khi làm việc có thể giúp bạn ngăn chặn đến 90% các trường hợp tổn thương về mắt.

Các tổn thương về mắt trong lao động có thể bởi các vật sắc nhọn, mạt sắt, hạt bụi… trong các công việc như cắt, khoan, mài, hàn, đánh bóng. Hay cũng có thể là các tổn thương khi làm việc trong các môi trường có hóa chất độc hại hay môi trường có nguồn bức xạ ánh sáng, tia tử ngoại, tia hồng ngoại… 

Găng tay bảo hộ lao động

Nếu như giày bảo hộ giúp bảo vệ an toàn cho đôi chân thì sử dụng găng tay lại giúp bảo vệ an toàn cho đôi bàn tay của người lao động. Hiện nay, tùy theo từng yêu cầu công việc mà người ta sản xuất ra các loại găng tay khác nhau như: Găng tay sợi, găng tay cao su, găng tay da, găng tay chống cắt, găng tay chịu nhiệt, găng tay chống hóa chất…

Khẩu trang bảo hộ

Khẩu trang có lẽ là vật dụng đã quá đỗi quen thuộc với mọi người dân trên toàn cầu sau đại dịch Covid-19. Đối với người lao động thì khẩu trang từ lâu đã là trang bị không thể thiếu đối với họ.

Tùy vào môi trường làm việc mà chúng ta có sự lựa chọn khẩu trang cho phù hợp. Đối với mục đích mua khẩu trang để chống bụi thì nên chọn các loại sản phẩm khẩu trang hoạt tính, khẩu trang y tế. Đối với những công nhân làm việc trong các môi trường có chất độc hại, hóa học, sơn, khí đốt … thì nên sử dụng các sản phẩm chuyên dùng để chống độc.

Hy vọng, bài viết đã giúp các bạn có được câu trả lời chính xác về những thắc mắc liên quan đến bảo hộ, trong đó có bảo hộ lao động – Vấn đề đang rất được quan tâm trong xã hội hiện nay. Nếu còn bất kỳ băn khoăn nào, hãy để lại bình luận ngay bên dưới bài viết để được đội ngũ chuyên gia của chúng tôi giải đáp kịp thời.

Xem thêm :