Mục Lục
Ở bất kỳ ngành nghề nào cũng tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn lao động. Chính vì thế, việc huấn luyện an toàn lao động hiện nay đã và đang rất được quan tâm, nhằm nâng cao nhận thức cũng như kỹ năng về an toàn lao động cho người lao động cũng như người sử dụng lao động. Để làm rõ hơn vấn đề này, trong bài viết dưới đây chúng tôi xin đưa ra những lý do cần thiết phải huấn luyện an toàn lao động.
Giảm thiểu tác hại của tai nạn xảy ra với người lao động
Trong quá trình sản xuất, tai nạn lao động có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Nguyên nhân xảy ra tai nạn lao động có thể do nhiều yếu tố khác nhau nhưng cơ bản vẫn là do thái độ chủ quan, không tuân thủ các biện pháp đảm bảo an toàn khi làm việc.
Huấn luyện an toàn lao động giúp người lao động nhận biết được các rủi ro, nguy cơ xảy ra tai nạn lao động. Từ đó, có được những biện pháp ứng phó, giảm thiểu nguy cơ xảy ra tai nạn lao động cũng như tác hại khi tai nạn xảy ra.
Tin liên quan : An toàn và các biện pháp bảo đảm an toàn lao động
Nâng cao năng suất lao động
Việc trang bị các kiến thức, kỹ năng về an toàn lao động không chỉ giúp người lao động tuân thủ theo các quy định của cơ quan quản lý nhà nước, làm việc tốt và an toàn hơn mà còn mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, người sử dụng lao động. Bởi, khi việc sản xuất được thực hiện liên tục sẽ giảm thiểu được chi phí khắc phục về máy móc, con người. Từ đó, nâng cao năng suất lao động, đảm bảo chất lượng cho sản phẩm đầu ra.
Xem thêm : Mẫu kế hoạch bảo hộ lao động hàng năm
Tuân thủ theo quy định của Pháp luật
Huấn luyện an toàn vệ sinh lao động là yêu cầu bắt buộc được Nhà nước và Bộ Lao động Thương binh và Xã hội quy định tại Nghị định 44/2016/NĐ-CP và Nghị định 140/2018/NĐ-CP rằng người sử dụng lao động chịu trách nhiệm tổ chức huấn luyện an toàn vệ sinh lao động cho người lao động. Theo Điều 17, Nghị định 140/2018/NĐ-CP quy định có 6 nhóm đối tượng cần được tham dự khóa huấn luyện an toàn, vệ sinh an toàn lao động gồm:
- Nhóm 1: Người đứng đầu đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh doanh và phòng, ban, chi nhánh trực thuộc; phụ trách bộ phận sản xuất, kinh doanh, kỹ thuật; quản đốc phân xưởng hoặc tương đương; cấp phó của người đứng đầu theo quy định tại Khoản này được giao nhiệm vụ phụ trách công tác an toàn, vệ sinh lao động.
- Nhóm 2: Người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động bao gồm: Chuyên trách, bán chuyên trách về an toàn, vệ sinh lao động của cơ sở; người trực tiếp giám sát về an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc.
- Nhóm 3: Người lao động làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động là người làm công việc thuộc Danh mục công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành.
- Nhóm 4: Người lao động không thuộc các nhóm 1, 3, 5, 6 quy định tại khoản này, bao gồm cả người học nghề, tập nghề, thử việc để làm việc cho người sử dụng lao động.
- Nhóm 5: Người làm công tác y tế.
- Nhóm 6: An toàn, vệ sinh viên theo quy định tại Điều 74 Luật an toàn, vệ sinh lao động.
Có thể thấy việc huấn luyện an toàn lao động là rất cần thiết, nhằm trang bị kiến thức, nâng cao nhận thức về việc đảm bảo an toàn trong suốt quá trình sản xuất cho người lao động.