Tiêu chuẩn ISO là các quy tắc được chuẩn hóa quốc tế, được áp dụng trong mọi lĩnh vực thuộc sản xuất, thương mại, dịch vụ. Và giày bảo hộ lao động cũng không ngoại lệ. Vậy có những tiêu chuẩn ISO nào về giày bảo hộ lao động ? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.

ISO là gì ?

ISO là chữ viết tắt của cụm từ International Organization for Standardization – Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế. Đây là một tổ chức độc lập và phi chính phủ, đưa ra các tiêu chuẩn thương mại và công nghiệp được áp dụng trên toàn thế giới. Hiện nay có hơn 160 nước là thành viên ISO. Trụ sở chính của ISO hiện đang đặt tại Geneva, Thụy Sĩ. Việt Nam là nước thứ 77 tham gia vào hệ thống tiêu chuẩn ISO. 

Tính đến nay, ISO đã ban hành khoảng 20.000 tiêu chuẩn chất lượng bao gồm tất cả mọi thứ từ sản phẩm sản xuất, công nghệ, dịch vụ đến nông nghiệp, môi trường, thực phẩm…. 

Tiêu chuẩn ISO của giày bảo hộ lao động

Tiêu chuẩn ISO của giày bảo hộ là các quy định về giày bảo hộ được trang bị trong từng ngành nghề khác nhau. Các nhà sản xuất giày bảo hộ bắt buộc phải tuân thủ các quy định này để cho ra đời các sản phẩm đạt tiêu chuẩn, phù hợp với từng đối tượng ngành nghề và môi trường làm việc khác nhau. Ở nước ta, tiêu chuẩn ISO về giày bảo hộ lao động chủ yếu tuân theo các nước ở châu Âu, Mỹ, Australia, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore,… 

Các tiêu chuẩn ISO của giày bảo hộ lao động tính đến thời điểm hiện tại:

  • UN EN ISO 19952: Tiêu chuẩn ISO áp dụng cho các ngành nghề và hãng giày tại Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Ý.
  • UNI EN ISO 20344: Tiêu chuẩn ISO về các phương pháp kiểm tra giày dép bảo hộ lao động dành cho hãng sản xuất.
  • UNI EN ISO 20345: Tiêu chuẩn ISO về các thông số kỹ thuật cho giày bảo hộ đa năng. Những đôi giày này được trang bị mũi thép, giúp bảo vệ người dùng khỏi các vật nặng rơi, các chấn thương dập ngón và nó có thể chịu lực lên tới 200J và tải áp lực 15kN.
  • UNI EN ISO 20346:  Tiêu chuẩn về các thông số kỹ thuật cho giày bảo hộ đa năng. Những đôi giày như vậy được trang bị mũi thép và có thể bảo vệ người mang khỏi các vật rơi, các chấn thương dập ngón và nó có thể chịu lực lên tới 100J và tải áp lực 10kN.
  • UNI EN ISO 20349: Đây là tiêu chuẩn về giày bảo hộ để bảo vệ chống lại các mối nguy hiểm nhiệt và kim loại nóng chảy, là những mối nguy hiểm xuất hiện trong xưởng đúc hoặc khi hàn.

Hy vọng, những thông tin trên đây đã giúp ích cho các bạn trong việc tìm hiểu các tiêu chuẩn về giày bảo hộ lao động. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào cần giải đáp, hãy để lại bình luận ngay bên dưới bài viết, đội ngũ chuyên gia tại Bảo hộ Nam Trung sẽ giúp bạn giải đáp chính xác và nhanh nhất.

Xem thêm tin tức liên quan :