Bình chữa cháy là 1 vật dụng không thể thiếu trong các tòa nhà văn phòng và các khu dân cư. Bạn có để ý thấy trên mỗi bình chữa cháy đều có những ký hiệu khác nhau. Vậy làm cách nào để chúng ta có thể phân biệt được tên gọi, công dụng thông qua những ký hiệu bình chữa cháy đó. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giải đáp rõ hơn về vấn đề này.

Cách phân biệt tên gọi các loại chữa cháy thông dụng hiện nay

Hiện nay, trên thị trường Việt Nam đang lưu hành 3 loại bình chữa cháy: bình chữa chát CO2, bình chữa cháy dạng Bột và bình bọt Foam chữa cháy. Các ký hiệu bình chữa cháy này rất dễ nhận biết thông qua nhãn mác. Sau đây, chúng ta cùng tìm hiểu cấu tạo và công dụng của chúng.

1. Bình chữa cháy CO2.

binh-chua-chay-CO2

Bình chữa cháy CO2

Xem các sản phẩm bình chữa cháy tại đây

Bình chứa cháy CO2 là loại phổ biến nhất được sử dụng hiện nay. Khí CO2 gồm 1 nguyên tử Carbon và 2 nguyên tử Oxy tạo thành gọi là Carbondioxit. CO2 là 1 loại khí trơ không mùi không màu, không dẫn điện và nặng hơn không khí 1,5 lần.

Bình chữa chất khí CO2 có vỏ ngoài được đúc bằng thép có sức chịu lực cao 250kg/cm. Cầu tạo gồm hệ thống van nạp khí xả (cấu tạo tay vặn hoặc hình mỏ vịt), van an toàn và vòi loa phun: tất cả các bộ phận này đều được làm từ vật liệu chịu nhiệt, cách điện.

Công dụng : bình chữa cháy CO2 dùng để chữa các đám cháy chất cháy lỏng hay cháy rắn hóa lỏng được (đám cháy loại B), chất cháy khí ( đám cháy loại C) cháy thiết bị điện, cháy chất rắn có gốc hữu cơ, cùng tăn lửa hồng. Khí Co2 làm giảm hàm lượng ôxy tới điểm không hỗ trợ cho sự cháy, làm loãng hỗn hợp cháy, làm lạnh dập tắt lửa.

2. Bình chữa cháy dạng bột.

binh-chua-chay-bot

Bình chữa cháy dạng bột

Hiện nay, nước ta đang sử dụng 3 loại bình bột chữa cháy của Trung Quốc: bình hệ MF, hệ MFZ và bình chữa cháy tự động ZYW. Đối với bình bột chữa cháy hệ MF bên trong có bình chứa khí đẩy CO2 và không có đồng hồ. Hệ MFZ khí đẩy nạp trực tiếp vào bình chức bột có đồng hồ, khí đẩy N2. Và bình chữa cháy tự động cấu tạo có móc treo, ống bảo ôn đầu phun, có bình hình cầu.

Cấu tạo của bình chữa cháy bột MFZ gồm: bình chứa bột, khí đẩy bằng kim loại chịu lực cao, hệ thống van, vòi phun và loa phun.

Công dụng của bình chữa cháy dạng bột: bột chữa cháy trong bình là 1 loại hỗn hợp màu trắng mịn, có ký hiệu loại nào thì chỉ định để dập tắt đảm cháy loại đó ( bột ABC, BC, AB). Khi đẩy CO2, N2 chứa lẫn trong bình chứa bột hoặc trong bình thép nằm trong bình chữa bột và chỉ sử dụng 1 lần. Khi tiếp xúc với đám cháy, hổn hợp bột này sẽ làm loãng chất cháy và oxi trong cùng cháy, làm lạnh đám cháy. Bình chữa cháy dạng bột sử dụng để dập các đám chát chất rắn, lỏng, khí, hóa chất, cháy do chập điện có hiệu điện thế dưới 50V

3. Bình bọt Foam chữa cháy AFFF

binh-chua-chay-bot-foam

Bình chữa cháy bọt Foam

Bọt Foam chữa cháy là gì?

Hiểu 1 cách đơn giản thì bọt chữa cháy Foam là 1 mảng bọt có khối lượng lớn, có tính bền chứa đầy không khí, có tỷ trọng nhỏ hơn xăng, dầu hoặc nước. Foam được cầu tạo từ 3 thành phần chính: nước, bọt cô đặc và không khí. Nước được trộng với bọt cô đặc tạo thành dung dịch Foam. Sau đó, dung dịch này lại được trộn thêm với không khí để tạo ra bọt chữa cháy có đủ khả năng dập tắt đám cháy.

Ký hiệu bình chữa cháy Foam AFFF là chất bọt sẽ tạo ra 1 màn dương phủ trên mặt phẳng của nhiên liệu có hydrocarbon. Foam ARC- alcohol-resistant concentrate là chất bọt mà sẽ tạo ra một màn nhầy trên mặt phẳng của loại nhiên liệu không hòa tan.

Xem thêm:

Một số ký hiệu bình chữa cháy 

Thông thường, trên các bình chữa cháy sẽ có những ký hiệu bằng các chữ cái A,B,C để thể hiện khả năng dập tắt đám cháy của loại bình đó đối với các đám cháy khác nhau. Cụ thể:

+ A: Chữa các đám cháy chất rắn như: gỗ, bông, vải, sợi…

+ B: Chữa các đám cháy chất lỏng như: xăng dầu, cồn, rượu…

+ C: Chữa các đám cháy chất khí như: gas (khí đốt hoá lỏng),…

Các số 2, 4, 8 thể hiện trọng lượng bột được nạp trong bình, đơn vị tính bằng kilôgam.

Ví dụ: Bình chữa cháy có ký hiệu MFZL2, trên bình có ghi ABC là bình chữa cháy có thể dùng để chữa cháy hầu hết các đám cháy chất rắn, chất lỏng, chất khí dễ cháy…
Trên đây là 1 số thông tin về các ký hiệu bình chữa cháy thông dụng nhất mà anh em cần nắm bắt được trước khi chọn mua và sử dụng. Bên cạnh đó, khi chữa cháy, anh em cũng đừng quên trang bị thêm mặt nạ phòng độc  tránh việc hít phải quá nhiều khói gây hại cho sức khỏe bản thân.

Để tìm hiểu và chọn mua bình cứu hỏa và các sản phẩm bảo hộ khác, anh em hãy liên hệ ngay tới Namtrung Safety- hệ thống cung cấp các sản phẩm bảo hộ lao động chính hãng trên toàn quốc để được giải đáp cụ thể hơn nhé!