Nếu quan tâm đến chất liệu sản xuất tấm lót giày bảo hộ, không khó để bạn nhận ra sự góp mặt của một “tân binh” được các nhà sản xuất sử dụng trong các phân khúc cao cấp – Kevlar. Đây là chất liệu gì ? Chúng có ưu điểm gì nổi trội so với chất liệu thép truyền thống trong giày bảo hộ ? Hãy cùng chúng tôi đi tìm đáp án cho tất cả các thắc mắc trên trong bài viết dưới đây.

Kevlar là gì ?

Kevlar là một loại sợi có cấu trúc mạch dài và định hướng cao. Vật liệu này được phát triển tại DuPont vào năm 1965. Kevlar được sử dụng thương mại lần đầu tiên vào năm 1970, để thay thế cho thép trong một số lĩnh vực.

” Kevlar là một chất liệu nhẹ, dễ sử dụng, cứng hơn thép 5 lần, tuổi thọ cao, chống hóa chất tốt, chịu được lực có thể làm hỏng các tấm nhôm và thép.

Hiện nay, Kevlar có nhiều ứng dụng khác nhau, từ lốp xe đạp và đua, thuyền buồm, áo giáp… Kevlar cũng được sử dụng để làm cho các mặt trống hiện đại chịu được tác động cao. Khi được sử dụng như một vật liệu dệt, chúng được sử dụng để chế tạo dây buộc tàu và một số ứng dụng dưới nước khác. Ngoài ra chất liệu này còn được sử dụng cho lốp ô tô, đặc biệt giải đua công thức 1, giảm tỉ lệ đâm thủng.

Vậy, nhờ đâu mà Kevlar lại có thể “vượt mặt” thép trong nhiều lĩnh vực. Đó là do tính chất vật lý ưu việt của chất liệu này.

Tính chất vật lý của Kevlar

Độ bền kéo (kéo căng hoặc kéo giãn)

Kevlar có độ bền kéo từ 2600-3700 MPa. Khả năng kéo căng này gấp 5-8 lần thép.

Khả năng chịu nhiệt

Không giống như hầu hết các loại vật liệu tổng hợp khác, Kevlar không tan chảy. Nó chịu được nhiệt độ tương đối cao và chỉ bắt đầu tan chảy khi đạt đến 850 độ F (tức là 450 độ C). Chúng có thể được đốt cháy nhưng khi nguồn nhiệt bị loại bỏ thì quá trình cháy bị ngưng.

Ngoài ra, Kevlar cũng có khả năng chịu nhiệt độ thấp. Các bài kiểm tra cho thấy, vật liệu không có sự hấp thụ hay suy thoái cho tới -320 độ F (-196 độ C).

Khả năng chịu nén (chống va đập hoặc ép)

Mặc dù có cường độ kéo rất cao nhưng khả năng chống va đập hoặc ép của vật liệu này lại khá yếu. Đó là lý do vì sao Kevlar vẫn không thể thay thế được thép trong xây dựng tòa nhà, cầu hay các cấu trúc cần chịu nén khác.

Ảnh hưởng bởi tia UV

Việc tiếp xúc lâu với ánh sáng cực tím, gây ra sự đổi màu và làm xuống cấp sợi Kevlar.

Khả năng chống hóa chất

Kevlar có khả năng chống nhiều loại hóa chất khác nhau. Tuy nhiên, nếu tiếp xúc lâu với axit hoặc bazo mạnh sẽ làm nó bị yếu dần theo thời gian. 

Ảnh hưởng bởi độ ẩm

Trong các thử nghiệm của DuPont khi cho Kevlar tiếp xúc với nước trong hơn 200 ngày thì các đặc tính khác của nó hầu như không bị ảnh hưởng bởi độ ẩm.

Ứng dụng của Kevlar trong giày bảo hộ

Bên cạnh hàng loạt các ứng dụng được liệt kê ở phần trước, ngày nay đối với một số dòng giày bảo hộ cao cấp người ta còn sử dụng Kevlar để làm lớp lót giày. Với nhiệm vụ chính là chống các vật sắc nhọn có khả năng đâm xuyên vào lòng bàn chân. Compo thần thánh  “mũi Composite + lớp lót Kevlar”  được đông đảo người dùng đánh giá cao bởi những đặc tính ưu việt mà chúng mang lại. 

Để các bạn hiểu rõ hơn về tính năng nổi bật của lót giày Kevlar, hãy cùng chúng tôi so sánh chất liệu này với lớp lót thép truyền thống được sử dụng trong các dòng giày phổ thông.

Yếu tốLớp lót thép Lớp lót Kevlar
Trọng lượngNặng hơnNhẹ hơn
Dẫn điện, dẫn nhiệtKhông
Độ linh hoạtKhông linh hoạt bằng kevlarLinh hoạt và dễ chịu hơn với công nghệ sản xuất tiên tiến
Tính phi kimKhông có tính phi kim nên không được sử dụng trong các khu vực an toàn như: Cảng hàng không, khu quân sự…Có tính phi kim nên được khuyến nghị sử dụng trong môi trường đòi hỏi sự phi kim 
Khả năng bảo vệ chânKhông bảo vệ toàn bộ bàn chân (vài mm 2 bên rìa của giày bảo hộ)Bảo vệ toàn bộ lòng bàn chân
Độ bềnĐộ bền tùy thuộc chất liệu thép và có thể bị biến dạng do tác động ngoại lực vượt mức cho phépKết hợp hoàn hảo giữa trọng lượng nhẹ, kháng nhiệt tốt, chống mài mòn và chống cắt vượt trội hơn chất liệu thép
Giá thànhRẻ hơn KevlarĐắt hơn thép

Như vậy, có thể thấy giày bảo hộ sử dụng tấm lót Kevlar không chỉ an toàn hơn so với sử dụng chất liệu thép mà còn giúp người dùng có được những trải nghiệm tuyệt vời khi mang giày như nhẹ, êm ái và linh hoạt hơn.

Bạn còn thắc mắc nào liên quan đến chất liệu vải không dệt này không ? Nếu có hãy để lại câu hỏi bên dưới phần bình luận của bài viết, để Namtrungsafety.com giải đáp kịp thời.

Xem thêm tin tức liên quan :