ESD là gì là câu hỏi được nhiều người quan tâm và cần giải đáp. Nếu bạn cũng đang quan tâm đến nội dung này thì hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.

ESD là gì ?

Xem thêm : Găng tay chống tĩnh điện nhiều mẫu mã, giá rẻ

ESD là viết tắt của Electrostatic sensitive devices. Đây là hiện tượng phóng tĩnh điện xảy ra khi hai vật có điện thế khác nhau được đưa đến gần hoặc chạm vào nhau. Trong trường hợp vật tích tĩnh điện với năng lượng lớn còn phát ra tia lửa điện trong quá trình phóng tĩnh điện.

Hiện tượng phóng tĩnh điện có thể xuất hiện trong đời sống hàng ngày cũng như trong sản xuất công nghiệp.

ESD trong đời sống

Hiện tượng tĩnh điện có thể dễ dàng bắt gặp nhất trong đời sống hàng ngày đó là khi bạn cọ một chiếc thước kẻ nhựa lên tóc. Lúc này chiếc thước kẻ ấy sẽ tích điện, nó có thể hút một miếng giấy vụn.

Đặc biệt trong mùa lạnh, hiện tượng phóng tĩnh điện mà ai cũng gặp khi khi ra mở cổng sắt với bộ áo len hay áo dạ chống rét trên người. Bạn có thể giật mình với tiếng “tạch” và cảm giác tê tái như bị điện giật đó khi chạm vào cánh cổng sắt. 

ESD trong sản xuất công nghiệp

Trong sản xuất công nghiệp, hiện tượng tích và phóng tĩnh điện được hình thành do vận động của con người, chuyển động của máy móc… Đối với một số ngành nghề đặc thù như công nghiệp điện tử, sản xuất lắp ráp vi mạch, thì hiện tượng phóng tĩnh điện có thể gây ra rất nhiều thiệt hại.

ESD không làm hỏng ngay lập tức các thiết bị điện tử mà sẽ làm chất lượng của nó kém dần đi. Điều này thật sự nguy hiểm cho nhà sản xuất cũng như người sử dụng. Bởi tuổi thọ sản phẩm sẽ bị giảm xuống đáng kể. Thêm nữa, bạn sẽ không biết được sản phẩm hỏng khi nào.

Bên cạnh đó, ESD còn gây ra vấn đề trục trặc, suy giảm chất lượng của các thiết bị điện tử, bản mạch linh kiện điện tử, thậm chí là cả sản phẩm hoàn chỉnh, dẫn tới thiết bị không hoạt động được, hoặc gặp nhiều lỗi không khắc phục được.

Những phương pháp chống tĩnh điện hiệu quả

Tin tức liên quan khác :

Kevlar là gì? Ứng dụng trong sản phẩm giày bảo hộ

Phylon là gì ? Đánh giá đế giày phylon

Hiện tượng phóng tĩnh điện ảnh hưởng rất lớn đến ngành công nghiệp sản xuất thiết bị điện tử. Vì thế, chống tĩnh điện là cực kỳ cần thiết. Vậy có những phương pháp chống tĩnh điện nào ?

Dây nối đất

Đối với các loại vật liệu dẫn điện như: đồng, sắt, thép,… thì phương pháp tối ưu nhất là nối trực tiếp với đất để trung hòa điện cực. 

Chọn điểm nối đất phù hợp và cách xa những thiết bị có tĩnh điện trong phòng sạch. Dưới sàn có đóng 1 cây đinh, sau đó dùng dây nối đất gắn một đầu vào cây đinh đó, đầu còn lại gắn vào các thùng máy. Bạn nên mua loại dây nối đất có móc bám và có độ đàn hồi tốt. 

Thảm cao su chống tĩnh điện

Đây là một phương pháp chống tĩnh điện hiệu quả và ít tốn kém được sử dụng nhiều trong các phòng sạch. Thảm có 2 lớp với mặt trên có chức năng chống tĩnh điện và bên dưới truyền dẫn điện xuống mặt đất. Chúng có độ đàn hồi tốt và không gây trơn trượt, an toàn cho người sử dụng, được dùng để trải sàn hoặc trải bàn làm việc, để ngăn cách các không gian trong phòng sạch.

Nguyên tắc hoạt động của thảm cao su chống tĩnh điện là làm giảm sự ma sát giữa con người và mặt sàn, làm giảm đi lượng tĩnh điện trong không khí. Ưu điểm của thảm cao su chống tĩnh điện là rất dễ di chuyển và vệ sinh, không bị phân hủy trong các dung môi axit.

Thanh bar khử tĩnh điện

Thanh bar khử tĩnh điện có khả năng loại bỏ hơn 30% tĩnh điện trong không khí với khả năng hoạt động lâu dài và ổn định. Nguyên tắc hoạt động của thiết bị này là cân bằng các ion âm dương trong không khí để loại bỏ tĩnh điện nhờ những ion mạch điện xoay chiều được gắn trên thanh.

Ngoài ra, chúng còn có hệ thống khi nén và các vòi phun dọc theo thân có khả năng thổi khí mạnh mẽ, loại bỏ các hạt bụi trong không khí. 

Bài viết trên đây đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc ESD là gì rồi đúng không ? Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về nội dung này, hãy cho chúng tôi biết bằng cách để lại bình luận bên dưới bài viết.