Giày bảo hộ là thiết bị giúp bảo vệ bạn khỏi những thương tích có thể xảy ra ở môi trường làm việc đặc thù. Với chức năng liên quan tới tính an toàn cho người lao động, hẳn một đôi giày bảo hộ chất lượng phải tuân thủ nghiêm ngặt những quy định, tiêu chuẩn nhất định. Vậy thế nào là một đôi giày bảo hộ đạt tiêu chuẩn?

Quy định ISO về giày bảo hộ lao động

ISO là cụm từ viết tắt của “International Standards Organization”, dịch là Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế.

Quy định ISO về giày bảo hộ lao động

ISO của giày bảo hộ lao động là các quy định, tiêu chuẩn về giày bảo hộ trang bị trong từng ngành nghề. Các hãng sản xuất giày bảo hộ phải đảm bảo việc tuân thủ các quy định, tiêu chuẩn này để bán ra thị trường những đôi giày chất lượng, phù hợp và mang lại an toàn tuyệt đối cho người lao động trong các môi trường làm việc khác nhau. Về phía người lao động, họ cũng phải tuân thủ đúng quy định mang giày bảo hộ tương ứng với ngành nghề mình đang làm việc.

Thế nào là một đôi giày bảo hộ tiêu chuẩn?

Trên thế giới có nhiều quy định ISO về giày bảo hộ. Khi đi mua giày bảo hộ lao động giá rẻ, chắc hẳn bạn đã nhìn thấy những mã tiêu chuẩn EN ISO đi kèm một dãy số. Để biết được đôi giày bảo hộ bạn mua có đạt tiêu chuẩn, quy định về an toàn lao động hay không, bạn cũng nên hiểu được ý nghĩa của những tiêu chuẩn này.

  • UN EN ISO 19952: Đây là tiêu chuẩn giày bảo hộ tương ứng các ngành nghề áp dụng cho các hãng giày xuất xứ từ Anh, Pháp, Tây Ban Nha và Italia.
  • UNI EN ISO 20344: Đây là tiêu chuẩn về phương pháp kiểm tra giày bảo hộ, áp dụng cho các hãng sản xuất giày.
  • UNI EN ISO 20345: Đây là tiêu chuẩn về thông số kỹ thuật của giày bảo hộ tích hợp nhiều tính năng như chống dập ngón, chịu lực, chống đâm xuyên… với tải áp 15kN, chịu lực 200J.
  • UNI EN ISO 20346: Đây là tiêu chuẩn về thông số kỹ thuật của giày bảo hộ tích hợp nhiều tính năng như chống dập ngón, chịu lực, chống đâm xuyên… với tải áp 10kN, chịu lực 100J.
  • UNI EN ISO 20347: Đây là tiêu chuẩn của giày dép công sở. Chúng không yêu cầu cao như giày bảo hộ sử dụng trong môi trường đặc thù.
  • UNI EN ISO 20349: Đây là tiêu chuẩn của giày bảo hộ chuyên dụng để bảo vệ người lao động khỏi các mối nguy hiểm từ nhiệt, kim loại nóng chảy… thường gặp trong xưởng đúc, xưởng hàn…

Tiêu chuẩn EN ISO 20345 của giày bảo hộ lao động

Trong bài viết này chúng ta sẽ chỉ nói tới tiêu chuẩn EN ISO 20345 bởi đây là dãy ký tự mà bạn sẽ nhìn thấy nhiều nhất khi chọn mua giày bảo hộ.

Tiêu chuẩn EN ISO 20345

EN ISO 20345 quy định các yêu cầu cơ bản đối với một đôi giày bảo hộ đa năng, bảo vệ người lao động khỏi những chấn thương đa dạng trong môi trường làm việc. Bất cứ đôi giày bảo hộ nào có dập mã EN ISO 20345 đều có khả năng chống trơn trượt, chống lại các tác nhân nhiệt, chống đâm xuyên, dập ngón, chống tĩnh điện và những nguy hại khác có thể xảy ra trong quá trình làm việc.

Khi mua sắm giày bảo hộ để trang bị trong khi làm việc, bạn hãy chú ý về tiêu chuẩn này. Kiểm tra kỹ xem giày bạn mua có dập mã ký tự thể hiện cho tiêu chuẩn thông số kỹ thuật này không. Giày bảo hộ phải đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng mới có thể bảo vệ bạn khỏi những thương tích có thể xảy ra trong khi lao động.

Một số ký hiệu khác trong tiêu chuẩn giày bảo hộ lao động

Ngoài tiêu chuẩn chung nhất là EN ISO 20345, bạn cũng cần hiểu rõ một số ký hiệu khác để biết được đôi giày mình sử dụng có thể mang lại những tính năng gì, có phù hợp với môi trường lao động của bạn hay không.

Xem chi tiết: Các ký hiệu trên giày bảo hộ nghĩa là gì?

Bộ ký hiệu S:

  • SB: Mũi giày trang bị lõi chống dập ngón, đế giày chống trượt
  • S1: Bao hàm các tính năng của giày SB, bổ sung thêm khả năng chống tĩnh điện, đế giày chống dầu, gót chống sốc
  • S2: Bao hàm các tính năng của giày S1, bổ sung thêm khả năng chống nước
  • S3: Bao hàm các tính năng của giày S2, bổ sung thêm lót chống đâm xuyên

Bộ ký hiệu bổ nghĩa cho các tính năng của giày bảo hộ:

  • SRA: Tiêu chuẩn đạt chứng nhận test qua bề mặt gạch men với dung dịch sodium lauryl sulphate của đế giày bảo hộ
  • SRB: Tiêu chuẩn đạt chứng nhận test qua bề mặt gạch men với dung dịch glycerol của đế giày bảo hộ
  • SRC: Tiêu chuẩn bao hàm SRA và SRB của đế giày bảo hộ.
  • P: Tiêu chuẩn chịu lực đâm xuyên tới 1100N của đế giày bảo hộ
  • E: Tiêu chuẩn về khả năng chống sốc của phần gót giày
  • AN: Tiêu chuẩn về khả năng bảo vệ mắt cá chân
  • HRO: Tiêu chuẩn về khả năng chịu nhiệt tới 300 độ C trong ít nhất 60 giây của đế giày
  • C: Tiêu chuẩn về khả năng chống dẫn điện
  • A: Tiêu chuẩn về khả năng chống tĩnh điện
  • CI: Tiêu chuẩn về khả năng cách nhiệt độ thấp
  • HI: Tiêu chuẩn về khả năng cách nhiệt độ cao
  • WR: Tiêu chuẩn về khả năng chống thấm nước
  • M: Tiêu chuẩn về khả năng bảo vệ mu bàn chân 
  • AN: Tiêu chuẩn về khả năng bảo vệ mắt cá chân
  • WRU: Tiêu chuẩn về khả năng chống thấm nước của thân giày
  • CR: Tiêu chuẩn về khả năng chống cắt của thân giày
  • FO: Tiêu chuẩn về khả năng chống thấm xăng dầu

Với những thông tin hữu ích trên đây, hy vọng bạn đã hiểu hơn về việc thế nào là một đôi giày bảo hộ đạt tiêu chuẩn. Những thông tin này sẽ giúp bạn mua được cho mình một đôi giày bảo hộ như ý. 

Namtrung Safety là đơn vị cung cấp giày bảo hộ số 1 Việt Nam. Giày bảo hộ tại Namtrung cam kết 100% hàng chính hãng, đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng EN ISO 20345. Nếu đang có ý định mua sắm giày bảo hộ để trang bị khi làm việc tại môi trường đặc thù, hãy liên hệ ngay với chúng tôi bằng cách:

  • Truy cập website: https://namtrungsafety.com/
  • Đến địa chỉ cửa hàng tại:
  • Hà Nội: Số 90, Ngõ 13 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
  • Hotline : 0933.911.900
  • Tp.HCM : 332/42/7D Phan Văn Trị, phường 11, quận Bình Thạnh, TP HCM
  • Hotline : 0932.911.900

Tham khảo thêm các tin tức khác :