Mục Lục
Thực trạng tai nạn lao động khi làm việc trên cao tại nước ta trong những năm gần đây đang ở mức đáng báo động. Câu hỏi đặt ra ở đây là làm thế nào để giảm thiểu các vụ tai nạn cho người lao động khi thực hiện các công việc trên cao ? Để giải đáp băn khoăn này, chúng tôi đã tổng hợp các biện pháp cùng một số lưu ý quan trọng nhằm đảm bảo an toàn cao nhất cho người lao động khi làm việc trên cao.
Những vị trí nào được gọi là làm việc trên cao ?
Căn cứ vào các quy định cụ thể của các Bộ/ngành về làm việc trên cao thì những vị trí được gọi là làm việc trên cao bao gồm:
- Tất cả các công việc ở độ cao từ 2m trở lên hoặc dưới 2m nhưng vẫn tồn tại các yếu tố nguy hiểm có thể gây tai nạn cho người làm việc như vật sắc nhọn, thủy tinh, nước, axit…
- Làm việc trên mái có độ cao từ 2m trở lên và các loại mái có độ dốc lớn hơn 25°.
- Sửa chữa trên các loại máy, thiết bị xây dựng có độ cao lớn hơn 2m như: Máy xúc, cần trục, cầu trục, vận thăng…
- Làm việc trên thang, trên các loại giàn giáo, nôi treo di động…
- Làm việc gần nơi có lỗ hổng, không gian mở như: Cầu thang lên xuống, gần vị trí ban công, lan can, gần hố thang máy…
- Công việc liên quan đến đổ bê tông; hoàn thiện cầu thang, lan can, ban công…
- Làm việc trên cao gần các nguồn điện hoặc dây dẫn điện cao thế.
Biện pháp đảm bảo an toàn khi làm việc trên cao
Để đảm bảo an toàn khi làm việc trên cao, trên thế giới hiện nay thường sử dụng 2 loại biện pháp an toàn chính. Đó là: Hệ thống an toàn thụ động và hệ thống an toàn chủ động.
- Hệ thống an toàn thụ động: Đây là hệ thống không cần sự tham gia của người lao động nhưng vẫn có thể bảo vệ được người lao động khỏi các nguy cơ ngã cao. Đơn cử như lắp đặt hệ thống lưới chống rơi…
- Hệ thống an toàn chủ động: Là hệ thống cần người lao động sử dụng một cách chủ động để phòng tránh rơi ngã như việc đeo dây đai an toàn.
Một số sản phẩm đảm bảo an toàn khi làm việc trên cao đang được bán tại Namtrung Safety : Lưới xây dựng, Thang dây thoát hiểm, Cáp vải cẩu
Một số lưu ý khi làm việc trên cao
Bên cạnh việc sử dụng các hệ thống an toàn thụ động và chủ động thì để đảm bảo an toàn khi làm việc trên cao, người lao động vẫn cần chú ý một số vấn đề sau:
- Bắt buộc sử dụng dây đai an toàn khi làm việc từ độ cao từ 2m trở lên so với mặt sàn.
- Khi lên xuống và di chuyển phải đi đúng tuyến quy định.
- Nghiêm cấm leo trèo, đi lại tùy tiện như trên mặt tường, mặt dầm, giàn hay các kết cấu lắp ghép khác…
- Không được đùa giỡn, uống rượu, hút thuốc khi đang làm việc.
- Tuyệt đối không làm việc trên cao trong điều kiện không đủ ánh sáng, có mưa to, gió lớn từ cấp 5 trở lên.
- Trước khi làm việc phải kiểm tra sơ bộ tình trạng giàn giáo, sàn thao tác, thang, lan can an toàn…cũng như chất lượng của các trang thiết bị bảo hộ lao động cá nhân. Nếu thấy có sự cố thì phải có biện pháp sửa chữa hoặc thay thế mới được làm việc.
- Các lỗ mà người có thể lọt qua trên mặt sàn, trên tường phải được bịt lại, rào lại hoặc đặt tín hiệu cảnh báo nguy hiểm.
Trên đây là một số biện pháp cũng như lưu ý quan trọng để đảm bảo an toàn khi làm việc trên cao. Các doanh nghiệp và người lao động hãy tuân thủ nghiêm túc các quy định an toàn, để bảo vệ tốt nhất cho công nhân.