Mục Lục
Nếu như nón bảo hộ là vật dụng không thể thiếu khi làm việc tại các công trường xây dựng thì nón bảo hiểm lại là vật không thể thiếu khi di chuyển bằng xe máy trên đường. Tuy nhiên, vẫn có không ít thắc mắc về việc có được dùng nón bảo hộ thay cho nón bảo hiểm hay không? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có được câu trả lời chính xác nhất.
Có được dùng nón bảo hộ thay cho nón bảo hiểm không?
Theo nghị định 152 của Chính phủ về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ có quy định: Người điều khiển, người ngồi trên môtô, xe gắn máy lưu thông trên các tuyến đường có biển báo bắt buộc đội mũ bảo hiểm thì phải đội mũ bảo hiểm. Như vậy, nghị định 152 không hề nhắc đến mũ bảo hộ lao động. Điều này đồng nghĩa với việc người tham gia giao thông không được dùng nón bảo hộ thay cho nón bảo hiểm.
Tuy nhiên, thực trạng hiện nay khi lưu thông trên đường vẫn có không ít trường hợp sử dụng mũ bảo lao động để thay thế cho mũ bảo hiểm. Theo lãnh đạo các Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ – đường sắt đã chỉ đạo xuống xác trạm, các đội sẽ xử phạt những trường hợp người tham gia giao thông sử dụng mũ bộ lao động thay cho mũ bảo hiểm khi đi mô tô, xe máy trên các tuyến đường bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm.
Tại sao không được dùng nón bảo hộ thay cho nón bảo hiểm?
Hai loại nón này đều có tên gọi chung là nón bảo vệ. Nếu nhìn qua, bạn sẽ thấy 2 loại nón này có rất nhiều điểm tương đồng. Vậy tại sao không được dùng nón bảo hộ thay cho nón bảo hiểm và ngược lại?
Khả năng chịu lực của 2 loại nón này là khác nhau
Nón bảo hộ lao động được chế tạo để chịu được lực mạnh nhất theo phương nằm dọc. Trong khi đó, ở nón bảo hiểm lại là phương nằm ngang.
Nón bảo hộ lao động được sử dụng cho những người tham gia lao động trên công trình, cơ sở sản xuất (công nhân ngành điện lực, giao thông công chính, xây dựng, cấp thoát nước, vệ sinh môi trường…); nhằm mục đích để bảo vệ bộ phận đầu của người lao động tránh gặp phải những vật nặng từ trên rơi xuống. Còn nón bảo hiểm lại được sản xuất để phục vụ người tham gia giao thông khi di chuyển trên đường.
Trong trường hợp xảy ra tai nạn giao thông bị ngã đập đầu xuống đất theo phương ngang thì nón bảo hộ hoàn toàn không có tác dụng giảm mọi chấn thương được. Và ngược lại, khi người lao động làm việc xảy ra sự cố vật nặng rơi vào đầu thì mũ bảo hiểm cũng không thể giúp bạn bảo vệ được.
Cấu tạo của 2 loại nón khác nhau
Nón bảo hiểm được làm bằng nhựa đặc biệt, bên trong có mốp xốp. Quai nón thiết kế giữ chặt nón với đầu người điều khiển mô tô, xe máy khi lưu thông trên đường. Còn nón bảo hộ lao động trên bề mặt nón được chế tạo những lằn gân, bên trong không có xốp mà chỉ có vùng đệm bằng nhựa.
Làm thế nào để nhận biết được nón bảo hộ và nón bảo hiểm đạt chuẩn chất lượng?
Đối với nón bảo hiểm
Nón bảo hiểm đạt chuẩn bắt buộc phải có tem hợp CR có kích thước 25 × 25mm màu ánh bạc, sắc nét. Tem CR đạt chuẩn không thấm nước, rất khó bong tróc, tẩy xóa đồng thời mọi chỉ số in trên tem phải rõ ràng và dễ đọc.
Bên cạnh đó, cấu tạo của nón bảo hiểm đạt chuẩn sẽ có 4 bộ phận sau:
– Quai đeo để cố định mũ.
– Vỏ mũ cứng bao bọc bên ngoài có tác dụng ngăn chặn các va đập trực tiếp.
– Đệm bảo vệ bên trong thân mũ có tác dụng giảm chấn động đến đầu người đội mũ.
– Lớp vải lót bên trong mang lại cảm giác dễ chịu cho người dùng.
Đối với nón bảo hộ
Nón bảo hộ sản xuất trong nước đạt chuẩn khi được công bố hợp quy phù hợp với các quy định tại mục 2 – QCVN 06:2012/BLĐTBXH của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Vì thế, khi lưu thông trên thị trường nón bảo hộ lao động phải được gắn dấu hợp quy trên thân mũ.
Với nón bảo hộ nhập khẩu cũng phải được chứng nhận hợp quy phù hợp với các quy định tại mục 2 của QCVN 06:2012/BLĐTBXH. Do đó, tương tự như mũ sản xuất trong nước thì mũ nhập khẩu trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường cũng phải được gắn dấu hợp quy trên thân mũ. Bạn có thể nhận dạng mũ bảo hộ đạt chuẩn thông có dấu hiệu này.
Tại Việt Nam, trung tâm Chứng nhận và Kiểm định Vinacontrol là đơn vị duy nhất được Cục An toàn – Bộ Lao động Thương binh Xã hội chỉ định thực hiện chứng nhận hợp quy mũ bảo hộ lao động.
Bạn có nhu cầu tìm mua nón bảo hộ lao động, liên hệ ngay với Namtrung Safety, để lựa chọn cho mình chiếc mũ phù hợp nhất với công việc. Hiện nay, tại Nam Trung đang có đa dạng các dòng mũ bảo hộ khác nhau, từ trong nước đến nhập khẩu nước ngoài, đáp ứng đan dạng nhu cầu của anh em công nhân, kỹ sư.
Bạn có thể mua hàng online tại website: https://namtrungsafety.com/. Hoặc đến trực tiếp cửa hàng tại:
– Số 92, Ngõ 13 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội.
– 155/3 Phan văn Trị, Phường 14, Quận Bình Thạnh, Tp.HCM.
Xem thêm tin tức khác :