Mục Lục
Một đôi giày bảo hộ sử dụng trong môi trường làm việc đặc thù sẽ giúp bạn hạn chế được nhiều thương tích trong lao động. Tuy nhiên bạn cần hiểu rõ cấu tạo của một đôi giày bảo hộ gồm những gì để lựa chọn mua cho phù hợp. Bài viết dưới đây sẽ cho bạn cái nhìn rõ hơn về các chi tiết, bộ phận của một đôi giày bảo hộ thông thường.
Mũi giày
Mũi giày bảo hộ thường được thiết kế với lõi thép hoặc composite bên trong, mục đích là để đem lại tính năng chống dập ngón cho người sử dụng, Khi người lao động làm việc trong công trường, nơi thường xuyên phải bê vác vật nặng, giày bảo hộ sẽ giúp bạn tránh khỏi những thương tích do bị vật nặng rơi vào chân.
Đa số các loại giày bảo hộ có lõi mũi giày bằng thép hợp kim. Có một số dòng cao cấp khác thì sử dụng composite để làm lõi mũi giày. Composite có nhiều ưu điểm hơn lõi thép như nhẹ hơn, dẻo dai hơn, không bị biến dạng khi chịu lực quá mạnh, hơn nữa đây là vật liệu phi kim nên rất phù hợp cho bạn nếu bạn làm việc ở những môi trường cần phải hạn chế kim loại như nhà máy điện, sân bay…
Lớp lót chống đâm xuyên
Tấm lót chống đâm xuyên của giày bảo hộ nhằm giúp người sử dụng không bị vật nhọn như đinh, sắt thép… đâm vào chân trong quá trình làm việc. Tấm lót này làm bằng thép hợp kim hoặc tấm Kevlar, đúc giữa hai lớp đế PU của giày bảo hộ.
Giày bảo hộ thông thường sẽ có tấm lót chống đâm xuyên làm bằng thép hợp kim. Một số dòng cao cấp hơn, tấm lót này sẽ được làm bằng tấm Kevlar. Đây là một loại vật liệu có mặt trong việc chế tạo áo chống đạn, ưu điểm là nhẹ hơn thép và chống đâm xuyên tốt hơn. Tấm Kevlar cũng là loại vật liệu phi kim nên cũng giúp người lao động hạn chế các nguy hiểm từ điện.
Một đôi giày có lõi mũi bằng composite và tấm lót chống đâm xuyên bằng Kevlar sẽ giúp trọng lượng tổng thể nhẹ hơn ít nhất 20g.
Tin tức liên quan: Xem các mẫu sản phẩm giày bảo hộ mũi composite tại đây <<
Đế giày
Đế giày bảo hộ lao động làm bằng vật liệu PU, TPU, Cao su hoặc Phylon. Đây là bộ phận chịu tải chính của đôi giày. Đế giày bảo hộ cũng có tính năng bảo vệ vượt trội như chống trơn trượt, chịu nhiệt, chống tĩnh điện và giảm sốc.
Đế giày bảo hộ thường được đúc tối thiểu hai lớp với mật độ chất liệu khác nhau. Lớp bên trên thường được gia công với mật độ chất liệu mỏng hơn để giữ được độ đàn hồi, giúp chống sốc hiệu quả khi di chuyển và khi chịu va đập. Các lớp bên dưới sẽ được nén với mật độ chất liệu cao hơn để gia tăng khả năng chống đâm xuyên vật nhọn từ dưới lòng bàn chân, kết hợp với sự trợ giúp của tấm lót thép hợp kim hoặc Kevlar.
Cao su là chất liệu thường gặp ở những đôi giày bảo hộ cao cấp. Cao su mang lại sự êm ái cho người sử dụng nhờ độ đàn hồi cao, khả năng chịu nhiệt tối ưu, chống tĩnh điện và chống trơn trượt hơn hẳn so với các chất liệu khác.
Đế giày bảo hộ cũng được thiết kế tối ưu cho khả năng ma sát, tăng độ bám mặt đất với nhiều rãnh xẻ sâu, giúp bảo vệ người lao động khỏi các hóa chất, dầu mỡ,… ở môi trường làm việc.
Lót giày
Lót giày bảo hộ có tác dụng chống sốc, bảo vệ gót chân, giảm mệt mỏi cho người lao động khi phải làm việc quá lâu, vận động nhiều giảm năng lượng. Lót giày bảo hộ thường được làm bằng foam E.V.A hoặc cao su Latex. Foam E.V.A là vật liệu phổ biến dùng trong sản xuất balo, túi xách. Giày bảo hộ cao cấp hơn thì lót giày thường làm bằng cao su Latex, cho độ êm ái ưu việt hơn.
Mặt trong giày
Mặt trong giày bảo hộ thường được thiết kế thoáng khí, giúp người sử dụng không cảm thấy bí bách khi mang giày, hạn chế tình trạng hôi chân khi mang giày di chuyển nhiều trong thời gian dài. Lớp mặt trong giày thường làm bằng những loại sợi tổng hợp cao cấp như Cambrella hay Coolmax, giúp đẩy mồ hôi bên trong giày lên bề mặt thân giày, giữ đôi chân luôn khô thoáng.
Đối với những đôi giày bảo hộ có khả năng chống nước, mặt trong giày thường sử dụng loại sợi đặc biệt hơn mang tên Cosmo. Lớp lót Cosmo có tác dụng như van 1 chiều ngăn hơi nước từ ngoài vào, đẩy hơi nước từ trong ra và bốc hơi nhanh gấp 3 lần so với sợi nylon bình thường.
Thân giày
Có thể bạn quan tâm : Hướng dẫn bảo quản và sử dụng giày bảo hộ bền đẹp
Phần thân giày bảo hộ được làm từ chất liệu da thật, vải canvas hoặc sợi cordura. Thân giày có tác dụng chống trơn, chịu nhiệt, chống tĩnh điện và giảm sốc cho người sử dụng. Thân giày cũng được trang bị khả năng chống thấm nước, có thể ngâm nước trong vòng 15 phút mà không ảnh hưởng đến đôi chân.
Tiêu chuẩn an toàn của giày bảo hộ
Sau khi nắm được cấu tạo của một đôi giày bảo hộ thì bạn cũng nên biết thêm về tiêu chuẩn an toàn của giày này, để khi mua sắm, bạn sẽ biết cách đối chiếu, tự kiểm tra xem đôi giày định mua có đảm bảo an toàn bảo hộ theo tiêu chuẩn hay không.
Giày bảo hộ nhập khẩu chính hãng được sản xuất theo tiêu chuẩn EN ISO 20345. Tiêu chuẩn này có nhiều phiên bản, mới nhất là EN ISO 20345:2011. Trên các đôi giày bảo hộ có chứng nhận này đều thể hiện thông tin cấp độ bảo vệ của sản phẩm. Thông tin này sẽ được in ở mặt trong lưỡi gà hoặc mặt trong phần thân giày.
Giày bảo hộ nhập khẩu chính hãng tại Namtrung Safety luôn đảm bảo 100% hàng có đủ chứng nhận EN ISO 20345. Với giá thành phải chăng, nhiều chính sách hấp dẫn cho khách hàng, chúng tôi tự hào là nhà cung cấp giày bảo hộ số 1 Việt Nam nhận được sự tin tưởng và hài lòng từ người tiêu dùng. Nếu bạn đang có nhu cầu mua giày bảo hộ, hãy liên hệ với chúng tôi bằng cách:
Đến địa chỉ cửa hàng tại:
- Hà Nội: Số 90, Ngõ 13 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
- Hotline : 0933.911.900
- Tp.HCM : 332/42/7D Phan Văn Trị, phường 11, quận Bình Thạnh, TP HCM
- Hotline : 0932.911.900
Xem thêm tin tức khác :