Mục Lục
Bình chữa cháy là một vật rất phổ biến tại các công ty, nhà máy, xí nghiệp, những nơi tập trung đông người. Vậy làm sao để kiểm tra bình chữa cháy có đạt tiêu chuẩn hay không? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho anh em cách kiểm tra bình chữa cháy đơn giản, dễ thực hiện để anh em có thể kiểm tra sản phẩm này.
Bình chữa cháy thông dụng thường được sử dụng đó là: Bình chữa cháy dạng bột và bình chữa cháy CO2. Dưới đây là cấu tạo, công dụng và cách kiểm tra bình chữa cháy để anh em tham khảo.
Cấu tạo bình chữa cháy
- Hầu hết binh chua chay đều được làm từ vật liệu thép chịu lực. Bình khí đẩy được nối với bình bột bằng một ống xifong. Khí đẩy thường được dùng là khí cacbonic, nitơ, cacbon hiđro halogen,…
- Cụm van được gắn liền với nắp đậy, người sử dụng có thể tháo ra và nạp lại bột khi hết bột và tiếp tục sử dụng.
- Van khóa có thể là van vặn, van bóp hoặc van khóa hay kẹp chì.
- Đồng hồ áp lực khí đẩy có thể có hoặc không.
- Loa phun làm bằng kim loại nhựa hoặc cao su.
- Ống xifong ngoài có thể mềm hoặc cứng và chiều dài phụ thuộc vào kích thước của bình chữa cháy.
Công dụng bình chữa cháy
Loại bình này có thể dập tắt được các đám cháy từ chất rắn, khí, chất lỏng, đám cháy điện hay thiết bị điện mới phát sinh. Bột chữa cháy không độc, không gây hại cho người sử dụng, không dẫn điện, chính vì vậy nó có hiệu quả cao. Bên cạnh đó, thao tác sử dụng bình đơn giản, dễ dàng để chữa cháy những đám cháy nhỏ, đám cháy mới phát sinh.
Xem thêm :
Quy trình kiểm tra bình chữa cháy
- Trước khi tiến hành nạp tháo các linh kiện bịt kín, phải loại bỏ và làm sạch các phần bị nhiễm bột.
- Bình chữa cháy sau khi đã mở van, bắt buộc phải được nạp đầy lại.
- Nếu còn áp suất, trước khi tháo cần phải giảm áp suất bằng cách bóp van từ từ cho khí thoát dần ra, kim áp suất ở vị trí số 0. Khi mở mà nghe thấy tiếng xì xì, phải ngừng ngay lập tức và kiểm tra bình.
- Trước mỗi lần nạp khí cho bình và sau 5 năm sử dụng, vỏ bình cần được kiểm tra thủy lực, nếu đạt cường độ yêu cầu thì mới được phép sử dụng tiếp. Đạt yêu cầu cần từ 30 MPa trở lên.
- Kiểm tra khí đẩy thông qua áp kế hoặc cân rồi so sánh với khối lượng ban đầu.
- Tiến hành kiểm tra khối lượng bột bằng cách cân so sánh.
- Kiểm tra vòi và loa phun có bị hư hỏng hay không. Nếu có phải thay thế để đảm bảo khi tiến hành chữa cháy.
- Vỏ bình phải đảm bảo không bị ăn mòn, rò rỉ, hư hỏng.
- Phải đảm bảo bình chữa cháy được kiểm tra đúng quy trình và đầy đủ các bước. Để bình có đúng vị trí quy định hay không? Chỗ để có dễ nhìn, dễ sử dụng và được niêm phong đầy đủ theo quy định.
Lưu ý: Người kiểm tra nên chuẩn bị cho mình một cuốn sổ để ghi lại những gì mình đã kiểm tra để có sự xem xét, đối chiếu.
Trên đây là cách kiểm tra kỹ lưỡng bình bột chữa cháy và dưới đây là cách kiểm tra đơn giản và nhanh dành cho anh em tham khảo.
Đối với những bình chữa cháy đang được sử dụng, thì cách nhanh và an toàn để kiểm tra bình đó chính là nhìn vào đồng hồ của bình. Nếu kim chỉ về vạch đỏ tức là bình đã gần hết và cần tiến hành nạp sạc.
Và nếu cần mua một bình bột chữa cháy mới thì phải xem xét các bộ phận bên ngoài như: Vỏ bình, van, màu bình, vòi, loa,… nơi sản xuất, tem chống hàng giả hàng nhái, trọng lượng bình,… Những thông tin tưởng chừng như bình thường nhưng nó rất quan trọng đối với người sử dụng.
Hy vọng với bài viết này anh em đã nắm bắt được cách kiểm tra một bình chữa cháy. Nếu muốn mua bình chữa cháy đảm bảo chất lượng hãy lựa chọn cơ sở uy tín như Namtrung Safety để được tư vấn lựa chọn sản phẩm và cách kiểm tra bình chữa cháy nhé.