Bê tông cốt thép là phần không thể để giúp cho công trình được vững bền, đảm bảo sự an toàn khi sử dụng nhà ở và các công trình xây dựng khác. Trong bài viết dưới đây, anh em cùng đi tìm hiểu về các tiêu chuẩn nối thép cột trong xây dựng.

Các tiêu chuẩn nối thép cột trong xây dựng

Cốt thép là phần bảo đảm độ vững chắc, an toàn của công trình xây dựng. Vì thế khi thiết kế cần phải phù hợp với tiêu chuẩn nối thép cột, tiêu chuẩn thiết kế TCVN 5574 : 1991 “Kết cấu bê tông cốt thép” và TCVN 1651 : 1985 “Thép cốt bê tông”.

Nếu công trình sử dụng sản phẩm thép nhập khẩu thì cần có các chứng chỉ kỹ thuật đi kèm và cần lấy mẫu sản phẩm để thí nghiệm kiểm tra theo TCVN 197: 1985 “Kim loại – Phương pháp thử kéo” và TCVN 198 : 1985 “Kim loại – Phương pháp thử uốn”.

Anh em có thể gia công cốt thép ngay tại công trường hoặc trong các nhà máy chuyên nghiệp miễn sao có thể đảm bảo mức độ cơ giới phù hợp với khối lượng thép tương ứng cần gia công.

Tuyệt đối không nên sử dụng nhiều loại thép khác nhau trong 1 công trình sẽ gây ảnh hưởng đến tính thống nhất của hệ thống thép cột.

noi-thep-cot-nha-cao-tang

Ảnh thực tế nối thép cột công trình cao tầng

Trước khi đổ bê tông, hệ thống thép cột cần đảm bảo các yếu tố sau:

– Bề mặt thép sạch, không dính bùn đất, dầu mỡ, không có vẩy sắt và các lớp gỉ bám quanh.
– Các thanh thép bị bẹp, bị giảm tiết diện do làm sạch hoặc do các nguyên nhân khác nhưng không vượt quá giới hạn cho phép là 2% đường kính. Nếu vượt quá giới hạn này thì loại thép đó được sử dụng theo diện tích tiết diện thực tế còn lại.
– Cốt thép cần được kéo, uốn và nắn thẳng trước khi đổ bê tông.

Ngoài các yêu cầu được nêu ở trên, TCVN 4453 : 1995 còn quy định một số tiêu chuẩn khác về cắt và uốn cốt thép, hàn cốt thép, nối buộc cốt thép, thay đổi cốt thép trên công trường, vận chuyển và lắp dựng cốt thép, kiểm tra và nghiệm thu cốt thép. Để xem chi tiết các yêu cầu trong các tiêu chuẩn này, anh em hãy tham khảo thêm tại TCVN 4453-1995 Kết cấu bê tông và bê tông toàn khối – Quy phạm thi công và nghiệm thu.

Có thể bạn quan tâm:

Hướng dẫn các bước xây dựng móng đơn
Kinh nghiệm bố trí thép dầm không thể bỏ qua

Những vấn đề cần lưu ý khi nối thép cột

cac-mau-noi-thep-cot

Các mẫu nối thép cột

Theo nội dung được quy định theo tiêu chuẩn trên thì việc nối thép cột sẽ cần bảo đảm các vấn đề:

– Với thép có gờ thì trên cùng 1 mặt cắt không được nối quá 50% lượng thép.
– Không được nối thép tại những vị trí chịu lực lớn và chỗ uốn cong.
Cụ thể là tại cột của các công trình dân dụng thì không được nối thép tại chân cột nhà – vị trí sát mặt dầm và đầu cột – vị trí dưới mặt dầm là hai vị trí phải chịu lực lớn nhất vì vậy không được thực hiện việc nối thép để tránh việc thép bị tuột nối buộc ảnh hưởng đến chất lượng công trình.

Trên đây là 1 số tiêu chuẩn nối thép cột mà anh em công trình cần lưu ý. Để biết thêm nhiều thông tin hơn về xây dựng, anh em hãy ghé thăm website: Bảo hộ lao động Namtrung safety để cập nhật mỗi ngày.