Giày bị nấm mốc đã không còn quá xa lạ đặc biệt với những tín đồ của giày da. Nếu bạn cũng đang buồn phiền với đôi giày da bị mốc của mình thì hãy cùng chúng tôi tham khảo một số mẹo xử lý cực hiệu quả và đơn giản trong bài viết dưới đây.

Nguyên nhân giày da bị mốc

Có rất nhiều nguyên nhân khiến giày da bị mốc nhưng đa số đều xuất phát từ 2 lý do phổ biến sau:

Giày da bị mốc do ẩm ướt

Ẩm ướt là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn, nấm mốc sinh sôi và phát triển. Những đôi giày da đi mưa hoặc bị ướt nếu không phơi khô triệt để sẽ là điều kiện thuận lợi cho nấm mốc phát triển. Ngoài ra, việc bảo quản giày ở những nơi có độ ẩm cao cũng sẽ dẫn đến tình trạng nấm mốc ở giày da.

Giày da bị mốc do ít sử dụng

Với khí hậu nóng ẩm đặc trưng ở Việt Nam thì việc bạn cất một đôi giày da trong tủ quá lâu sẽ dẫn đến tình trạng giày da bị mốc. Vì thế, hãy chú ý luân phiên đi đều tất cả các đôi giày để chúng luôn được bền lâu.

Cách xử lý khi giày da bị mốc

Giày da bị mốc nhẹ

Đối với giày da bị mốc nhẹ, bạn đừng nên quá lo lắng. Vì đa số các trường hợp này đều có thể đánh bật dễ dàng với một trong những mẹo sau:

Dùng giấm ăn

Giấm ăn có lẽ là gia vị đã quá quen thuộc trong căn bếp của mỗi gia đình. Bên cạnh công dụng chính là dùng để nấu ăn thì giấm ăn còn có tác dụng tẩy trắng vô cùng hiệu quả.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Dùng bàn chải đánh răng mềm để làm sạch bề mặt của giày.
  • Bước 2: Trộn giấm cùng với một ít nước ấm, để tạo thành một hỗn hợp làm sạch nấm mốc trên bề mặt giày.
  • Bước 3: Dùng 1 miếng vải mềm nhúng vào hỗn hợp trên và lau nhẹ nhàng lên phần da giày bị mốc. Lặp đi lặp lại thao tác này nhiều lần cho đến khi vết mốc bị mờ đi.
  • Bước 4: Sau khi vết mốc đã được loại bỏ hoàn toàn, bạn dùng khăn khô hoặc để giày khô tự nhiên. Có thể nhét giấy báo vào bên trong, để giày nhanh khô hơn.

Dùng sáp nến

Với những đôi giày da lộn bị mốc không quá nặng, các bạn có thể sử dụng sáp nến cùng một ít nước sạch đi kèm.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Lấy sáp nến chà vào vết mốc trên giày.
  • Bước 2: Sử dụng máy sấy thổi vào những vị trí chà sáp nến.
  • Bước 3: Dùng nước sạch vệ sinh những khu vực bạn đã chà xong.

Dùng dũa móng tay

Thêm một cách xử lý nữa cho giày da lộn bị mốc đó là dùng dũa móng tay. Với phương pháp này, các bạn thực hiện tuần tự theo các bước sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị dũa móng tay, vải mềm sạch.
  • Bước 2: Hơ nóng dũa móng tay trên lửa rồi chà nhẹ dũa lên bề mặt giày da lộn.
  • Bước 3: Sau khoảng 2 – 3 phút kiểm tra xem giày da lộn đã hết vết mốc hay chưa.
  • Bước 4: Dùng vải mềm sạch lau lại giày.

Dùng gôm tẩy

Nếu chẳng may đôi giày da sáp của bạn bị mốc thì cũng đừng quá lo lắng. Hãy tận dụng những cục gôm tẩy trong hộp bút để loại bỏ các vết mốc khó ưa trên bề mặt da giày.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Chuẩn bị gôm tẩy, vải mềm.
  • Bước 2: Lau qua giày cho sạch bụi bẩn.
  • Bước 3: Dùng gôm tẩy chà nhẹ lên vùng giày bị mốc.
  • Bước 4: Tiếp tục lặp lại cho tới khi vết mốc sạch.
  • Bước 5: Lau lại giày bằng vải mềm rồi để nơi khô thoáng.

Dùng khoai tây

Không chỉ là nguyên liệu tạo nên vô số những món ngon, khoai tây còn được biết đến là “trợ thủ đắc lực” đánh bay các vết mốc trên da giày.

Cách xử lý:

  • Bước 1: Dùng khăn ẩm lau nhẹ nhàng bề mặt da giày.
  • Bước 2: Cắt khoai tây thành từng lát mỏng, liên tục xoa nhẹ theo hình vòng tròn trên khu vực da bị nấm mốc cho đến khi lát khoai tây chảy hết nhựa.
  • Bước 3: Tiếp tục lặp lại cho đến khi vết mốc mờ đi và biến mất hoàn toàn.

Lưu ý không dùng lực mạnh và không chà quá 1 phút trên một khu vực. Sau cùng, dùng khăn bông ẩm lau sạch bề mặt da và để da nghỉ khoảng 30 phút.

Dùng kem đánh răng

Kem đánh răng không chỉ giúp loại bỏ mốc mà còn giúp giày da bò sạch bụi bẩn đồng thời giữ được độ sáng bóng. Những gì bạn cần chuẩn bị để xử lý vết mốc trên giày đó là: Bàn chải mềm, khăn sạch, kem đánh răng.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Vệ sinh qua giày để loại bỏ bụi bẩn
  • Bước 2: Dùng bàn chải mềm chà kem đánh răng lên vùng giày bị mốc
  • Bước 3: Dùng khăn mềm sạch lau lại giày rồi bảo quản nơi khô thoáng.

Giày bị mốc nặng

Sử dụng chất diệt nấm mốc chuyên dụng

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Pha 5ml dung dịch chất diệt nấm mốc cùng nước sạch.
  • Bước 2: Sau đó, sử dụng miếng bọt biển nhúng vào dung dịch đã pha rồi lau đều lên những phần da bị mốc.
  • Bước 3: Đánh bóng lại giày và dùng vải mềm bọc lại.

Làm sạch giày bị mốc bằng cồn

Cồn cũng là một trong số những nguyên liệu có khả năng làm sạch giày bị mốc hiệu quả. Đặc biệt, nhờ đặc tính tự bay hơi nên bạn không cần phơi giày sau khi làm sạch mà chỉ cần để giày nơi khô ráo, thoáng mát.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Làm sạch giày bằng khăn mềm hơi ẩm.
  • Bước 2: Pha cồn 90 độ với nước theo tỉ lệ 1:1. Bạn cần pha cồn đúng tỷ lệ để đảm bảo chất lượng của giày khi vệ sinh.
  • Bước 3: Dùng khăn mềm chấm dung dịch vừa pha chà lên bề mặt giày bị mốc. Lặp lại thao tác nhiều lần cho đến khi vết mốc hết hẳn.

Làm sạch giày da bị mốc với baking soda

Baking soda là nguyên liệu quen thuộc trong gian bếp của mỗi gia đình. Nhưng không phải ai cũng biết cách làm sạch giày da bị mốc với baking soda. Với những đôi giày da bị mốc nặng, hãy chuẩn bị baking soda cùng một ít nước ấm rồi thực hiện theo các bước sau:

  • Bước 1: Tháo dây giày và miếng lót giày ra trước. Dùng bàn chải vệ sinh sơ qua thân giày.
  • Bước 2: Trộn hỗn hợp baking soda cùng với nước ấm. Sau đó lấy bàn chải nhúng vào dung dịch để chà lên những nơi bị nấm mốc bám lên giày. Lưu ý không dùng lực quá mạnh khi chà, để tránh làm hư hỏng phần da giày.
  • Bước 3: Chà đến khi nhận thấy giày đã sạch hẳn những vết mốc và để hỗn hợp lại trên giày khoảng 25 – 30 phút cho hỗn hợp khô lại.
  • Bước 4: Cuối cùng làm sạch giày với nước lạnh và để cho giày khô tự nhiên.

Hướng dẫn bảo quản giày da bền đẹp

Bảo quản giày da đúng cách sẽ giúp bạn tránh được tình trạng giày bị mốc. Và quan trọng hơn nữa sẽ giúp bạn tiết kiệm được thời gian vệ sinh đồng thời giữ cho đôi giày có độ bền tốt nhất.

Bảo quản giày nơi khô thoáng

Bảo quản giày nơi khô thoáng, có ánh sáng tự nhiên sẽ ngăn ngừa việc hình thành môi trường để vi khuẩn nấm mốc sinh sôi và phát triển. Ngoài ra, trong thành phần của ánh sáng tự nhiên còn có tia UV giúp làm sạch các vết mốc nhỏ mà mắt thường không nhìn thấy được.

Bảo quản giày bằng túi nilon kín

Nếu không thường xuyên mang giày, bạn có thể bảo quản chúng bằng túi nilon kín hoặc bôi một lớp mỡ động vật bên ngoài để tránh nhăn. Cách bảo quản này sẽ giúp ngăn tình trạng giày da bị ẩm cũng như giữ được vẻ sáng bóng bên ngoài của sản phẩm.

Hy vọng, bài viết đã giúp các bạn tìm được cho mình cách xử lý giày da bị mốc hiệu quả và phù hợp nhất. Vậy còn chần chờ gì nữa mà không áp dụng để có ngay những đôi giày da sáng bóng.

Xem thêm :