Độ dốc trong xây dựng là một thông số kỹ thuật rất quan trọng khi thi công xây dựng. Tuy nhiên, hiện nay lại có nhiều cách hiểu khác nhau dẫn đến cách tính độ dốc lại đang có nhiều tranh cãi giữa các thế hệ trong nghề.
Vậy, độ dốc hiểu đúng là gì và cách tính độ dốc trong xây dựng nào chính xác nhất? Cùng tìm hiểu vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé!
Xem thêm :
Mẫu nhật ký thi công công trình
Biên bản nghiệm thu công trình
Tầm quan trọng của độ dốc trong xây dựng
Trước khi tiến hành thi công mái công trình bằng chất liệu mái tôn, mái ngói hay mái thái thì việc tính độ dốc rất quan trọng. Nếu độ dốc được tính đúng theo tiêu chuẩn sẽ đảm bảo chất lượng của công trình, giúp thoát nước nhanh và chống thấm dột.
Còn ngược lại, nếu không tính toán kỹ để độ dốc của mái lệch với tiêu chuẩn có thể dẫn đến nước không thoát được gây ứ đọng lâu ngày dẫn đến ngấm dột xuống nhà. Trong nhà mà bị dột lúc trời mưa thì quả thật rất khó chịu và vất vả đúng không nào? Vì thế anh em hãy nắm rõ công thức tính độ dốc dưới đây để thi công cho chính xác nhé.
Cách tính độ dốc trong xây dựng
Độ dốc mái tôn là tỷ số giữa chiều cao / chiều dài được tính bằng công thức:
i = m × 100% = (H/L) × 100%
( Độ dốc = hệ số mái x 100%) hay bằng (Chiều cao mái : chiều dài) x 100)
Trong đó:
i là độ dốc.
H là chiều cao mái.
L là chiều dài của mái.
m là hệ số độ dốc mái m= H/L = tan α.
Ví dụ:
Độ dốc 10% có chiều cao mái H = 1m, chiều dài mái L = 10m.

Tiêu chuẩn đo độ dốc mái tôn đúng tiêu chuẩn
Hiện nay, với sự tiện dụng, giá cả phải chẳng thì rất nhiều người lựa chọn mái tôn cho công trình của mình. Việc thi công mái tôn vừa đơn giản lại tiết kiệm thời gian hơn mái ngói rất nhiều lần lại vừa cho giá trị thẩm mĩ cao.
Hơn nữa, với công nghệ hiện đại, hiện nay có rất nhiều loại mái tôn khác nhau phục vụ đầy đủ nhu cầu của người sử dụng như mái chống nóng, chống thấm,mái trong suốt để lấy ánh sáng…Chính vì vậy, chúng tôi sẽ đề cập đến tiêu chuẩn của độ dốc mái tôn ở bài viết này để anh em tham khảo.
Lưu ý đầu tiên cho anh em là dù là loại tôn nào đi chăng nữa thì độ dốc cũng cần đảm bảo tối thiểu là 10%. Với mỗi mục đích khác nhau thì lại có những tiêu chuẩn khác nhau, cụ thể là:
- Độ dốc mái tôn lợp nhà: tùy vào từng công trình tuy nhiên, độ dốc vẫn phải đảm bảo thiểu 10 % để thoát nước dễ dàng, không bị ứ đọng trên mái.
- Độ dốc mái tôn lợp tầng hầm: Độ dốc cũng tùy thuộc vào độ cao của tầng hầm nhưng vẫn phải đảm bảo độ dốc 20%.
- Độ dốc mái tôn sàn bê tông, sàn vệ sinh: cần phải đảm bảo độ dốc của mái tôn thấp nhất là 15% để cho việc thoát nước dễ dàng hơn.
Như vậy, với những thông tin trên mong rằng anh em đã có cách hiểu đúng và công thức tính độ dốc chính xác. Hy vọng sẽ được giải đáp thêm những vấn đề cần thiết cho anh em ở những bài viết tiếp theo. Đừng quên truy cập Công ty dụng cụ bảo hộ Nam Trung để cập nhật những mẫu giày bảo hộ mới nhất nhé !
File bài viết độ dốc trong xây dựng. em xin file này tải về có được không?
L (hay b) không thể gọi là “chiều dài mái tôn”. Nếu nói chiều dài mái tôn thì phải là cạnh huyền của hình tam giác.
Muốn nói L hay b thì phải gọi là “đường nằm ngang”, “đi ngang”… hay đại loại như vậy. Tiếng Anh cũng nói rõ là “horizontal length”
Bạn nói chính xác. Khi nói chiều dài mái phải là cạnh huyền của tam giác, cạnh nằm ngang chính là chiều rộng của mái (nó không thể là chiều dài mái được) vuông góc với chiều cao mái
Cho xin file cách tính các độ dốc. thanhks anh
Cho e xin phai tính do doc cua nha xưởng đi a