Dưới đây là những thông tin về Diện tích cốt thép và Bảng tra diện tích cốt thép đầy đủ, chính xác nhất.
Cốt thép là gì?
Trong bảng tra cứu về cốt thép trên thì cốt thép chính, quan trọng nhất mà chúng ta cần nắm được. Tuy vậy, các anh em đã biết cốt thép cụ thể là gì hay chưa? Thực chất cốt thép dựa vào các loại khác nhau được chia khác nhau, trong đó cốt thép được chia thành 2 dạng dựa theo công nghệ chế biến, đó là cốt thép nóng (hay còn được gọi là cốt thanh) và sợi kéo nguội (hay chính là cốt sợi).
Nếu căn cứ dựa trên tính chất cơ học thì cốt thép được phân thành 4 nhóm.
Nếu căn cứ theo điều kiện sử dụng thì cốt thép cũng chia thành cốt thép căng trước dùng để tạo lực và cốt thép không căng trước (hay còn gọi là cốt thông thường).
Nếu căn cứ theo hình dạng mặt ngoài thì cũng được chia làm 2 loại cốt thép là thép có gờ và cốt tròn trơn.
Xem thêm :
Diện tích cốt thép là gì ?
Diện tích cốt thép : Được hiểu là các thông số dùng để tính toán các cột, dầm đặt cốt thép dọc… trong thi công xây dựng. Những thông tin về diện tích cốt thép này giúp cho kỹ sư vạch ra các kế hoạch chi tiết, tính toán được những gì cần thực hiện. Cũng từ đó, trong quá trình thi công công nhân có thể nhanh chóng hoàn thành các công trình nhanh chóng, đảm bảo đúng kỹ thuật, an toàn lao động…
Phân loại cốt thép
Cốt thép được phân thành các dạng chính như sau :
- Dựa theo công nghệ chế tạo được chia thành 2 loại: cốt thép cán nóng (cốt thanh) và sợi kéo nguội (cốt sợi).
- Dựa theo hình dạng mặt ngoài được chia thành 2 loại: cốt tròn trơn và thép có gờ.
- Dựa theo điều kiện sử dụng được phân thành 2 loại: cốt thép không căng trước (cốt thông thường) và cốt thép căng trước dùng để tạo ứng lực trước..
Bảng tra diện tích cốt thép
Bảng tra diện tích cốt thép : Thực chất chính là bảng biểu bao gồm các thông số kỹ thuật giúp chọn được đường kính cốt thép dọc dầm phù hợp với các kích cỡ tương xứng. Điều này vô cùng quan trọng vì nó ảnh hưởng rất lớn đến việc đảm bảo an toàn, độ bền cho công trình thi công.
Bảng tra diện tích cốt thép cơ bản
Một vài lưu ý sau khi đọc bảng tra diện tích cốt thép:
- Chọn đường kính cốt thép dọc dầm.
- Đường kính chịu lực của dầm sàn rơi vào khoảng 12-25mm.
- Có thể chọn đường kính trong dầm lên tới 32mm.
- Không nên chọn đường kính lớn hơn 1/10 bề rộng dầm.
- Mỗi dầm không nên chọn đường kính quá 3 loại cho cốt thép chịu lực, các đường kính chênh lệch nhau tối thiểu là 2mm.
Bảng tra diện tích cốt thép sàn
Bảng tra diện tích cốt thép tròn
Nếu nắm được các thông số trong bảng tra diện tích cốt thép sẽ đơn giản hơn rất nhiều cho quá trình thiết kế, thi công các công trình. Việc này đảm bảo các anh em có thể chọn được đúng kích cỡ các cột, cốt thép dọc dầm sao cho phù hợp với yêu cầu, tính chất công việc.
Để chọn được đúng kích cỡ các loại dầm bạn có thể chọn linh động theo từng loại khác nhau để từ đó chọn kích cỡ khác nhau phù hợp cho từng dầm. Thông thường, trong dầm sàn đường kính cốt thép cần chọn loại chịu lực tốt, kích cỡ có thể chọn dao động từ khoảng 12 tới 25mm. Nếu là loại dầm chính có thể chọn đường kính khá lớn lên đến 32mm.
Lưu ý:
Có thể chọn kích cỡ khá đa dạng nhưng không nên chọn đường kính lớn quá 1/10 bề rộng của dầm. Điều này sẽ tránh được những rủi ro đáng tiếc có thể gặp phải khi thi công.
Hơn nữa để tiện trong quá trình thi công thì chúng ta không nên sử dụng hơn 3 loại đường kính cho cốt thép chịu lực. Ngoài ra, để tránh nhầm lẫn giữa các loại đường kính các dầm thì các đường kính này nên được lựa chọn khác biệt, chênh lệch tối thiểu nên là 2mm.
Trên đây là những thông tin về bảng tra diện tích cốt thép. Hi vọng rằng những thông tin mà bảo hộ Nam Trung đưa trên đây đã giúp được các bạn đọc phần nào công việc của mình. Để biết thêm thông tin các anh em có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn cụ thể hơn.