Bản vẽ bố trí thép sàn là gì? Cách bố trí thép sàn 2 lớp như thế nào để đạt chuẩn? Lưu ý trong công tác đan sắt móng nhà trước khi đổ bê tông là gì? Đây là những thắc mắc của nhiều người muốn xây dựng nhà ở và cả đội ngũ xây dựng đều quan tâm. Hiểu được những điều đó, chúng tôi đã tổng hợp một số thông tin nhằm giúp các bạn có thể tham khảo trong bài viết dưới đây.

Tại sao cần có bản vẽ bỗ trí thép sàn

ban-ve-bo-tri-thep-san

Bản vẽ bố trí thép sàn

Xem thêm:

1. Khái niệm:

Bản vẽ bố trí thép sàn hiểu đơn giản là bản vẽ biểu thị sự sắp xếp của lớp sàn thép của 1 công trình xây dựng. Mỗi bản vẽ sẽ hiển thị: diện tích sàn, mật độ thép trên 1 m2 , độ dày của sàn thép, số lớp thép,… phù hợp với từng công trình cụ thể sao cho đảm bảo được độ bền và an toàn của công trình thi công.

2. Công dụng:

Cũng giống như bản thiết kế nhà thông thường, bản vẽ bố trí thép sàn là tài liệu mẫu để anh em thi công dựa theo để tiến hành cũng như giúp cho gia chủ theo dõi tiến độ của công trình có đúng với bản vẽ ban đầu hay không.

Cách bố trí thép sàn 2 lớp như thế nào để đạt chuẩn?

cach-bo-tri-thep-san-2-lop

Bản vẽ bố trí thép sàn 2 lớp

Bản vẽ bố trí thép sàn trên thực tế là 1 loại lý thuyết còn việc thực hành ra sao thì anh em sẽ cần dựa theo các hướng dẫn, quy định cụ thể. Sau đây, anh em hãy cùng đi tìm hiểu cách bố trí thép sàn 2 lớp.

Theo các kiến trúc sư thì thép sàn thường được bố trí với 2 lớp, trong đó, lớp thép dưới sẽ chịu mô mem âm còn lớp thép trên sẽ chịu mô mem dương. Đối với bố trí thép lớp dưới, thép chịu lực là thép được bố trí dọc theo phương cạnh ngắn, thép phân bố được bố trí vuông góc với thép chịu lực dọc theo phương còn lại (cạnh dài).

  • Đối với lớp thép dưới: thép mũ chịu mô mem âm cắt tại 1/4L (cạnh ngắn), thép cấu tạo đặt vuông góc thép mũ và nằm dưới thép mũ.
  • Sau khi buộc xong, thép lớp dưới thìanh em tiến hành kê con kê, tạo lớp bê tông bảo vệ cho sàn nhà, ở giữa thép sàn 2 lớp được phân cách với nhau bằng “chân chó” để đảm bảo chiều cao làm việc của sàn theo tính toán.

Thông thường sẽ bố trí 2 lớp thép sàn chạy song song. Tuy nhiên, cách làm này chỉ có thể áp dụng cho các công trình nhỏ, nhà dân thông thường, hay các công trình eo hẹp về khoản kinh phí, chính vì thế phải cắt thép khiến cho việc thi công các công trình gặp khó khăn và hơi khó triển khai khi thi công.

Các lưu ý trong công tác đan sắt móng nhà trước khi đổ bê tông

Thực tế ở nước ta, công tác đan sắt móng nhà được thực hiện khá sơ xài và chỉ mang tính chủ quan. Một phần nguyên nhân có thể là do chủ nhà không nắm vững về kỹ thuật, phần do công tác giám sát không chặt chẽ, phần thì lại do bên thi công. Tuy nhiên việc đan sắt móng trước khi đổ bê tông là rất quan trọng, sau đây là một số lưu ý bạn cần biết:

1. Cục kê

cuc-ke-thep-san

Cục kê thép sàn

Với công trình dân dụng, gia chủ có thể tự kiểm tra được việc bố trí thép sàn công trình của mình có đảm bảo không bằng cách xác định tổng độ cao của khối bê tông sẽ được đổ, thép chỉ là 01 lớp hay 02 lớp. Nếu 01 lớp thép thì cần đảm bảo sao cho lớp thép đó nằm chính giữa khối bê tông là tốt nhất. Trường hợp sàn 02 lớp thép thì chiều dày lớp thép bảo vệ phía dưới và phía trên tốt nhất là bằng nhau.

– Một vài lưu ý về các tiêu chuẩn dành cho cục kê bê tông công trình dân dụng như sau:

Sàn/dầm : 4 – 5 viên/m2

Cột/đà : 5 – 6 viên/m2

Chiều dày của lớp bê bảo vệ (chiều cao cục kê) không được nhỏ hơn đường kính lớn nhất của thép sử dụng tại vị trí đó. Để hiểu rõ hơn anh em hãy tham khảo TCXDVN 356 : 2005 Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép – tiêu chuẩn thiết kế.

Chiều cao cục kê bê tông phổ biến cho các công trình dân dụng: 15mm – 20mm – 25mm – 30mm

2. Sắt kê mũ

sat-ke-mu

Sắt kê mũ

Sắt kê mũ có tác dụng tạo nên lớp bê tông bảo vệ của sắt mũ chụp theo đúng như thiết kế và tạo nên khoảng hở giữa 2 lớp thép trên (mũ) và thép sàn dưới. Thực tế thì nếu đội ngũ thi công cẩn thận thì gia chủ rất ít khi có thể nhìn thấy được bộ phận này.

Sắt kê mũ có tác dụng tạo nên lớp bê tông bảo vệ của sắt mũ chụp theo đúng như thiết kế

Đối với các sàn diện tích nhỏ, tải trọng tác dụng lên sàn ít thì nhiều khi đúng là không sao cả. Nhưng đối với các ô sàn lớn thì việc xuất hiện các vết nứt tại các gối dầm là điều không thể tránh khỏi. Việc không sử dụng “chân chó” kê thép mũ chụp sàn thường dẫn tới 2 lớp thép: lớp thép trên (mũ sàn) và lớp thép dưới sàn gần như sát vào nhau khi ta đi lại dẫm đạp nhiều, khiến cho sơ đồ chịu lực của thép sàn không còn đúng như thiết kế ban đầu, mà hệ quả của nó có thể dẫn đến lún, nứt sàn hoặc võng sàn.

Trên đây là 1 số thông tin về bản vẽ bố trí thép sàn và hướng dẫn cách bố trí thép sàn 2 lớp thông thường, hy vọng có thể giúp ích cho bạn đọc. Để tìm hiểu thêm về các vấn đề xây dựng và các sản phẩm bảo hộ lao động, vui lòng ghé qua website của chúng tôi: namtrungsafety.com hoặc liên hệ trực tiếp đến hotline: 0933911900 để được tư vấn.

Namtrung Safety rất hân hạnh được đón tiếp!