Dây đai an toàn là trang thiết bị bảo hộ không thể thiếu với người lao động khi làm việc trên cao, giúp họ tránh được 90% các tai nạn rơi, ngã từ trên cao xuống tại các công trình. Hiện nay, trên thị trường có 2 loại dây đai an toàn thông dụng là dây an toàn toàn thân và dây an toàn bán thân. Trong bài viết hôm nay, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết về dây an toàn toàn thân.

Đặc điểm dây an toàn toàn thân

Chất liệu

Dây an toàn toàn thân được làm từ các loại vải khác nhau chủ yếu vải dệt có nylon và polyester. Với những môi trường làm việc có tính độc hại như hàn hoặc có ánh đèn flash, người ta sử dụng chất liệu Kevlar.

Sợi Kevlar chịu được tác động cao, có độ bền gấp 5 lần thép. Khi được sử dụng như một vật liệu dệt, nó phù hợp cho việc chế tạo các loại dây an toàn cao cấp hay các dây buộc tàu. Các dây đai này được nối với nhau bằng những móc khóa. Khóa dây đai làm bằng chất liệu thép không gỉ bền về chắc chắn với thiết kế bao gồm có : móc gài, lò xo đàn hồi và thanh gài.

dây an toàn toàn thân

Cấu tạo

Một dây đai toàn thân thường gồm đai chính và dây đai thứ cấp. Dây đai chính là dây đai hỗ trợ giữ cơ thể trong trường hợp bị rơi. Dây đai phụ sẽ không hỗ trợ trực tiếp cơ thể trong khi ngã nhưng sẽ giúp đảm bảo tính toàn vẹn và hình dạng của dây.

Chúng được thiết kế với nhiều điểm tiếp nối và 1 vòng móc hình D ở sau lưng. Những dây đai an toàn toàn thân có sử dụng trong các hệ thống chống ngã sẽ nối thiết bị chống ngã với mặt trước của vòng múc chữ D. Điểm tiếp nối có thể liên kết dây đai chống rơi giống như vòng móc hình D ở sau lưng, hoặc giống như một dây buộc. 

dây an toàn toàn thân (01)

Tiêu chuẩn chất lượng

Tất cả các dây đai an toàn đều có sức chịu đựng định mức, hoặc giới hạn trọng lượng nhất định. Sức chịu đựng định mức bao gồm các bộ phận của dây đai, quần áo của người lao động, và bất kỳ thiết bị nào mà người lao động sử dụng trong công việc. Cụ thể, sức chịu đựng của mỗi loại dây đai an toàn thông thường theo ANSI là từ 59 đến 139 kg. Điều này có nghĩa là những dây đai an toàn có sức chịu đựng cao hơn 139kg sẽ không phù hợp với quy định đánh giá kỹ thuật ANSI. 

Ngoài ra, theo tiêu chuẩn EN361 mà tất cả dây đai an toàn tại Anh phải được xây dựng và thử nghiệm còn quy định về kích thước và chất liệu sản xuất dây. Cụ thể, chiều rộng của dây đai chính phải là không dưới 40mm và chiều rộng của dây đai phụ phải không dưới 20 mm. Và bất kỳ bộ phận kim loại hoặc phụ kiện nào trong bộ dây đai toàn thân đều phải phủ lớp bảo vệ chống ăn mòn.

dây an toàn toàn thân (02)

Nên chọn dây an toàn toàn thân hay dân an toàn bán thân ?

Nhờ có thêm phần dây đai đùi cùng đai bụng nên dây toàn thân chắc chắn và an toàn hơn. Thiết bị có thể nâng đỡ được toàn bộ cơ thể người từ chân, vai cho đến lưng. Chính vì thế, loại dây này được sử dụng khi cần treo lơ lửng trên cao như xây dựng, công nhân vệ sinh, kỹ sư điện cần làm việc trên cao…

dây an toàn toàn thân (03)

Khác với dây đai toàn thân, dây an toàn bán thân không có phần dây đai đùi. Loại dây đai này chỉ phát huy tác dụng an toàn cao nhất khi nó có một điểm tựa. Còn khi cơ thể người dùng bị treo lơ lửng, không có điểm tựa, điểm bám thì những chiếc dây đai này không thể đảm bảo an toàn một cách tốt nhất được. Do đó, chúng chỉ được sử dụng cho người lao động làm việc tại độ cao vừa phải.

Hy vọng, bài viết trên đây namtrungsafety.com đã giúp bạn đọc có thêm thông tin về dây an toàn toàn thân cũng như biết được nên sử dụng dây toàn thân hay bán thân trong những trường hợp nào.